Thứ tư, 24/07/2024, 10:02 AM

Phát triển các công cụ số để quản lý hàng hóa trên thương mại điện tử

(CL&CS) - Trong bối cảnh thương mại điện tử ngày càng phát triển mạnh mẽ, cơ chế quản lý chất lượng sản phẩm giao dịch qua các nền tảng số như: mạng xã hội, sàn thương mại điện tử cần có sự liên thông, liên kết để đảm bảo loại bỏ kịp thời những sản phẩm kém chất lượng, bảo vệ người tiêu dùng. Bà Lê Thị Hà, Trưởng phòng Quản lý hoạt động thương mại điện tử, Cục Thương mại điện tử và kinh tế số (Bộ Công Thương) đã có những chia sẻ xung quang vấn đề này.

1

Xin bà cho biết quy định pháp luật hiện nay có yêu cầu như thế nào về nguồn gốc sản phẩm trên thương mại điện tử?

Các sản phẩm là thực phẩm đang được kinh doanh chủ yếu trên các nền tảng số như mạng xã hội, sàn thương mại điện tử. Hiện đã có quy định rõ với các mặt hàng kinh doanh có điều kiện, đặc biệt là vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm. Các chủ sàn thương mại điện tử phải yêu cầu người bán cung cấp các thông tin về giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm khi đăng tải thông tin, đặc biệt, với sản phẩm đã sơ chế, tươi sống. Họ phải lưu trữ những thông tin này, đồng thời phải quản lý được người bán và yêu cầu cung cấp thông tin cơ bản như: mã số thuế, địa chỉ kinh doanh để đảm bảo việc quản lý và hậu kiểm sau này.

Trường hợp bán hàng không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm đơn vị quản lý sẽ xử lý như thế nào?

Hiện nay, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số phối hợp cùng rất nhiều đơn vị liên quan như: Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) - đơn vị trực tiếp quản lý thực phẩm, đặc biệt là vấn đề an toàn thực phẩm để xử lý những vấn đề liên quan đến an toàn thực phẩm giao dịch qua thương mại điện tử. Trên cơ sở thông tin của cơ quan điều tra như Công an, Quản lý thị trường; phản ánh, khiếu nại của người tiêu dùng, doanh nghiệp chuyển tới, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số sẽ yêu cầu các chủ nền tảng, chủ sàn để gỡ bỏ thông tin. Trường hợp nằm ngoài phạm vi xử phạt hành chính thì có thể chuyển cho các đơn vị, cơ quan xử lý hình sự xử lý tùy theo mức độ vi phạm của hành vi.

Xin bà cho biết những giải pháp để quản lý chặt chẽ chất lượng sản phẩm giao dịch trên không gian mạng?

Thực hiện Chỉ thị số 18/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh kết nối, chia sẻ dữ liệu phục vụ phát triển thương mại điện tử, chống thất thu thuế, bảo đảm an ninh tiền tệ, liên quan đến vấn đề xây dựng cơ sở hạ tầng, cơ sở dữ liệu và kết nối dữ liệu, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) đang phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Công an và các cơ quan thuộc Bộ Công Thương thực hiện xây dựng và hoàn thiện cơ sở dữ liệu thương mại điện tử dùng chung để có thể tăng cường quản lý hoạt động giao dịch, người bán, nền tảng trên những hạ tầng.

Khuyến nghị của bà đối với các doanh nghiệp khi kinh doanh trên thương mại điện tử, đặc biệt là sản phẩm thực phẩm là gì?

Chủ sàn giao dịch thương mại điện tử thường không phải là đơn vị trực tiếp bán hàng, vì vậy những nhà bán hàng vẫn phải tự chịu trách nhiệm đối với những sản phẩm bán ra. Tuy nhiên, những chủ sàn khi cho phép người bán hàng bán những sản phẩm liên quan đến thực phẩm phải lưu ý tới những văn bản pháp luật hiện hành. Qua đó, đảm bảo rằng các bên tham gia luôn được tiếp xúc với những thông tin mới nhất, đặc biệt là những sản phẩm đã được cảnh báo trên những trang thông tin của bộ, ngành hay cơ quan điều tra. Đồng thời, các sàn cần liên tục điều chỉnh, loại bỏ những sản phẩm đã được cảnh báo, không cho phép xuất hiện ở trên các nền tảng. Song song đó, thường xuyên cập nhật, tự kiểm tra, rà soát những sản phẩm không đủ điều kiện mà vẫn tiếp tục được kinh doanh sau khi đã có những phản ánh của người tiêu dùng, của cơ quan điều tra hoặc cơ quan có thẩm quyền. Về cơ bản những sàn giao dịch thương mại điện tử lớn rất hợp tác khi có các yêu cầu gỡ bỏ sản phẩm có dấu hiệu vi phạm pháp luật hoặc đã có những yêu cầu xử phạt hoặc có quyết định về hành vi vi phạm của cơ quan quản lý nhà nước.

Xin cảm ơn bà!

Trong tổng số 50.334 website thương mại điện tử bán hàng đã được xác nhận thông báo, có khoảng 5.669 website có bán thực phẩm, đồ uống (chiếm 11%), 1.423 website kinh doanh các mặt hàng liên quan đến thực phẩm chức năng (3%) và 234 website cung cấp dịch vụ ăn uống, ẩm thực đến người tiêu dùng (chiếm 0,46%). Cổng thông tin quản lý hoạt động thương mại điện tử cũng ghi nhận trong tổng số 726 sàn giao dịch thương mại điện tử đã được Bộ Công Thương xác nhận đăng ký, có 217 sàn cho phép các thương nhân, tổ chức, cá nhân khác lên bán các sản phẩm là thực phẩm, đồ uống (chiếm 30%), 49 sàn có đăng tải thông tin là các sản phẩm thực phẩm chức năng (chiếm 7%) và 19 sàn có kinh doanh dịch vụ ăn uống, ẩm thực (chiếm 3%).

Thời gian qua, Bộ Công Thương đã đẩy mạnh công tác rà soát, phối hợp ngăn chặn và xử lý vi phạm. Kết quả, năm 2023 đã gỡ bỏ 17.234 sản phẩm và chặn 5.576 gian hàng vi phạm. Riêng trong 6 tháng đầu năm 2024, các sàn đã thực hiện các biện pháp kỹ thuật nhằm ngăn chặn và đã gỡ gần 400 sản phẩm.

Theo Tạp chí Hải quan

Bình luận

Nổi bật

Vì sự phát triển Phụ nữ trong Khoa học: Tôn vinh 38 nhà khoa học nữ tài năng của Việt Nam

Vì sự phát triển Phụ nữ trong Khoa học: Tôn vinh 38 nhà khoa học nữ tài năng của Việt Nam

sự kiện🞄Thứ sáu, 13/09/2024, 22:04

(CL&CS) - Chương trình Giải thưởng khoa học L’Oréal – UNESCO "Vì sự phát triển Phụ nữ trong Khoa học” vừa tôn vinh 38 nhà khoa học nữ xuất sắc của Việt Nam đã nhận Giải thưởng khoa học L’Oréal – UNESCO "Vì sự phát triển Phụ nữ trong Khoa học" từ năm 2009 đến năm 2023 nhân kỷ niệm 15 năm Chương trình có mặt tại Việt Nam.

Chuyển đổi số trong ngành bán lẻ: Xu hướng lớn định hình tương lai?

Chuyển đổi số trong ngành bán lẻ: Xu hướng lớn định hình tương lai?

sự kiện🞄Thứ năm, 12/09/2024, 22:01

(CL&CS) - Tiếp nối thành công của chương trình Ngày Hội Công Nghệ Advantech 2024 tại Hà Nội, ngày 12/9, Advantech Việt Nam tiếp tục tổ chức hội thảo và triển lãm công nghệ với chủ đề chuyển đổi số trong ngành bán lẻ tại TP.HCM. Sự kiện đã thu hút được sự quan tâm từ giới công nghệ cùng sự đồng hành của nhiều đối tác lớn trong và ngoài nước.

Nâng cao nguồn nhân lực chất lượng cao, đào tạo mỹ thuật ứng dụng trong bối cảnh phát triển công nghiệp văn hóa

Nâng cao nguồn nhân lực chất lượng cao, đào tạo mỹ thuật ứng dụng trong bối cảnh phát triển công nghiệp văn hóa

sự kiện🞄Thứ năm, 12/09/2024, 20:49

(CL&CS) - Ngày 12/9, Hội thảo Khoa học Quốc gia "Đào tạo mỹ thuật ứng dụng trong bối cảnh phát triển công nghiệp văn hóa" được diễn ra tại Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội. Với sự tham gia đông đảo của các nhà khoa học, các nhà thiết kế, các cơ sở đào tạo Mỹ thuật ứng dụng, đại diện các doanh nghiệp.