Thứ tư, 17/07/2024, 10:56 AM

Ngăn chặn quyết liệt tình trạng vi phạm trong thương mại điện tử

(CL&CS) - Khi thu nhập của người dân ngày càng tăng, cơ sở hạ tầng kỹ thuật số ngày càng phát triển, hành lang pháp lý ngày càng thuận lợi, thị trường thương mại điện tử Việt Nam được nhiều chuyên gia đánh giá sẽ còn phát triển mạnh mẽ hơn nữa trong thời gian tới.

Vi phạm gia tăng

Thời gian qua, hoạt động kinh doanh thương mại điện tử (TMĐT) phát triển nhanh chóng. Bên cạnh mặt tích cực, một số tổ chức, cá nhân kinh doanh đã lợi dụng hoạt động TMĐT để thực hiện các hành vi buôn bán hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng giả, hàng nhái, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ… Để kiểm soát chặt chẽ hoạt động kinh doanh TMĐT, lực lượng quản lý thị trường (QLTT) tỉnh đã và đang tăng cường kiểm tra, kịp thời phát hiện và xử lý vi phạm.

Theo Sách trắng Thương mại điện tử Việt Nam 2023, doanh thu thương mại điện tử bán lẻ tại Việt Nam năm 2023 tăng 25% so với 2022, đạt 20,5 tỷ USD, chiếm 8% doanh thu bán lẻ hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng cả nước. Số lượng người mua sắm trực tuyến tại Việt Nam 2023 đã đạt gần 61 triệu người và ước tính mỗi người chi tiêu cho mua sắm 336 USD/năm.

Khi thu nhập của người dân ngày càng tăng, cơ sở hạ tầng kỹ thuật số ngày càng phát triển, hành lang pháp lý ngày càng thuận lợi, thị trường thương mại điện tử Việt Nam được nhiều chuyên gia đánh giá sẽ còn phát triển mạnh mẽ hơn nữa trong thời gian tới.

Trong 6 tháng đầu năm 2024, lực lượng QLTT tỉnh đã chủ động phối hợp với lực lượng chức năng khác triển khai các biện pháp nghiệp vụ kiểm soát hoạt động của các cơ sở kinh doanh TMĐT trên địa bàn tỉnh, qua đó đã kịp thời phát hiện, xử lý các cơ sở vi phạm.

Mới đây nhất, ngày 13/6/2024, Đội Quản lý thị trường số 4 (Cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Nam) tiến hành kiểm tra Hộ kinh doanh Phan Thị Tuyết, có địa chỉ: tổ 2, thôn Quý Thạnh 1, xã Bình Quý, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam sử dụng tài khoản mạng xã hội do bà Phan Thị Tuyết là người đại diện theo pháp luật của hộ kinh doanh. Kết quả kiểm tra xử phạt 3.000.000 đồng áp dụng cho hành vi kinh doanh hàng hóa là mỹ phẩm nhập lậu. Đồng thời, buộc tiêu hủy tang vật vi phạm hành chính trị giá 4.250.000 đồng.

Lực lượng chức năng kiểm tra hàng hóa vi phạm.

Lực lượng chức năng kiểm tra hàng hóa vi phạm.

Tiếp đó, ngày 14//6/2024, Đội Quản lý thị trường số 4 phối hợp cùng Đội cảnh sát điều tra Công an huyện Thăng Bình (Quảng Nam) tiến hành kiểm tra hook kinh doanh Mai Thương si tuyển, có địa chỉ: thôn Nam Bình Sơn, xã Bình Lãnh, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam sử dụng tài khoản mạng xã hội do ông Bùi Văn Thương là người đại diện theo pháp luật của hộ kinh doanh. Vụ việc chuyển trình Cục quản lý thị trường xử phạt 22.000.000 đồng với hai hành vi buôn bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu và kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Tổng trị giá hàng vi phạm là 26.695.000 đồng. Trong đó, trị giá hàng vi phạm áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả; buộc tiêu hủy là 10.695.000 đồng .Trị giá hàng tịch thu là 16.000.000 đồng.

Các chuyên gia cho rằng, vấn nạn hàng giả, hàng nhái đang xuất hiện nhiều trên các sàn thương mại điện tử hiện nay. Số vụ vi phạm không ngừng gia tăng, tính chất và diễn biến phức tạp. Không chỉ hàng hóa tiêu dùng thông thường mà nguy hiểm hơn, nhiều thực phẩm chức năng, mỹ phẩm, thuốc chữa bệnh… cũng bị làm giả với số lượng lớn để kinh doanh online, đe dọa trực tiếp đến sức khỏe người tiêu dùng.

Phó Cục trưởng Cục Nghiệp vụ, Tổng cục Quản lý thị trường Nguyễn Đức Lê cho biết: Việc điều tra, phát hiện vi phạm trên nền tảng thương mại điện tử gặp rất nhiều khó khăn, hạn chế do đối tượng vi phạm thường giới thiệu trên website thương mại điện tử là mẫu hàng chính hãng, nhưng khi giao hàng thì giao hàng giả hoặc không rõ nguồn gốc xuất xứ, không bảo đảm chất lượng. Việc truy xuất, lưu trữ các giao dịch thương mại điện tử, hàng hóa giao dịch còn gặp nhiều khó khăn.

Xây dựng môi trường thương mại điện tử lành mạnh

Theo các chuyên gia, chống hàng giả, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ trên môi trường mạng, thương mại điện tử là vấn đề quan trọng, cấp thiết trong bối cảnh hiện nay. Do vậy, để phòng ngừa, ngăn chặn hiệu quả các hành vi vi phạm trên thương mại điện tử phải coi mạng xã hội, sàn thương mại điện tử là một trận địa, không gian ảo cũng như đời thật để chủ động đấu tranh, kịp thời phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm.

Người dân cần phải cẩn trọng hơn khi giao dịch mua bán hàng hóa không chỉ trên các trang mạng xã hội mà cả những sàn thương mại điện tử.

Người dân cần phải cẩn trọng hơn khi giao dịch mua bán hàng hóa không chỉ trên các trang mạng xã hội mà cả những sàn thương mại điện tử.

Trước mắt, cơ quan chức năng phải siết chặt hoạt động cấp phép cho các sàn, gian hàng trực tuyến. Từ đó, kiểm soát chất lượng hàng hóa để bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng, doanh nghiệp cũng như xây dựng môi trường thương mại điện tử lành mạnh, thúc đẩy phát triển kinh tế.

Thời gian tới, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số sẽ tập trung tuyên truyền và tổ chức thanh tra, kiểm tra việc thực hiện trách nhiệm của các sàn giao dịch thương mại điện tử, mạng xã hội trong việc sàng lọc, phòng ngừa, ngăn chặn đối với các tài khoản không cung cấp đầy đủ thông tin, các tài khoản có dấu hiệu kinh doanh hàng hóa vi phạm.

Đồng thời, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, tăng cường quản lý hoạt động thương mại điện tử có yếu tố nước ngoài và hoạt động thương mại điện tử trên mạng xã hội. Đồng thời, tiếp tục rà soát cơ chế, chính sách để có sự điều chỉnh phù hợp thực tế nhằm quản lý tốt hơn hoạt động kinh doanh trên môi trường thương mại điện tử.

Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) cho rằng, người dân cần phải cẩn trọng hơn khi giao dịch mua bán hàng hóa không chỉ trên các trang mạng xã hội mà cả những sàn thương mại điện tử. Người dân nên lựa chọn những nền tảng uy tín, đăng ký pháp nhân và khai báo đầy đủ với cơ quan quản lý nhà nước.

“Người dùng cần kiểm tra và tìm hiểu kỹ thông tin về người bán; chỉ thực hiện giao dịch khi đã xác nhận được mức độ uy tín của người bán hàng; đảm bảo rằng người bán có đủ thông tin chi tiết về sản phẩm, hình ảnh chất lượng và mô tả chính xác. Không chuyển tiền, thanh toán dưới mọi hình thức khi chưa xác định được uy tín của người bán và chất lượng của sản phẩm. Người dân cũng nên tìm hiểu về chính sách bảo hành và hoàn tiền của bên bán hàng để đảm bảo quyền lợi cho bản thân”, Cục An toàn thông tin khuyến cáo.

Trúc Anh

Bình luận

Nổi bật

Nhận diện 4 nguyên tắc truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hoá

Nhận diện 4 nguyên tắc truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hoá

sự kiện🞄Thứ tư, 18/09/2024, 09:29

(CL&CS) - Truy xuất nguồn gốc là giải pháp hữu hiệu giúp người tiêu dùng tìm hiểu về thông tin nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm, giúp truy ngược từ sản phẩm đang được bày bán trên kệ hàng về nơi sản xuất ban đầu, qua từng công đoạn theo thời gian, địa điểm của quá trình sản xuất, chế biến, lưu trữ, bảo quản, vận chuyển, phân phối và kinh doanh.

Saigon Co.op tăng cường hàng hóa, tập trung nguồn lực cho các tỉnh phía Bắc

Saigon Co.op tăng cường hàng hóa, tập trung nguồn lực cho các tỉnh phía Bắc

sự kiện🞄Thứ năm, 12/09/2024, 09:19

(CL&CS) - Cơn bão số 3 Yagi đã gây ảnh hưởng đến một số tỉnh thành miền Bắc dẫn đến gián đoạn chuỗi cung ứng, vận chuyển hàng hóa.

Bộ Công Thương: Tập trung cung ứng hàng hóa thiết yếu tới các tỉnh, thành ngập lụt do bão số 3

Bộ Công Thương: Tập trung cung ứng hàng hóa thiết yếu tới các tỉnh, thành ngập lụt do bão số 3

sự kiện🞄Thứ tư, 11/09/2024, 13:26

(CL&CS) - Bộ Công Thương liên tục chỉ đạo Sở Công Thương, các doanh nghiệp phân phối, nhà cung cấp hàng hóa quy mô lớn cập nhật diễn biến thị trường hàng hóa tại các tỉnh, thành phố bị ảnh hưởng mưa lũ để tập trung hỗ trợ cung ứng hàng hóa thiết yếu.