Nhiều doanh nghiệp thủy sản tiếp tục báo lỗ

(Cl&CS) - Ngấm đòn COVID-19, các doanh nghiệp thủy sản liên tục báo kết quả kinh doanh không mấy khả quan, tuy nhiên theo các chuyên gia thì tình hình sẽ khởi sắc hơn vào những tháng cuối năm.

Nhọc nhằn báo lỗ

Những ngày gần đây, một số doanh nghiệp trong lĩnh vực thủy sản đã “hé lộ” kết quả kinh doanh quý 3 và 9 tháng đầu năm 2020 không mấy khả quan trong một năm đầy khó khăn vì đại dịch.

CTCP Xuất nhập khẩu Thủy sản Cần Thơ (Caseamex - Mã: CCA) vừa công bố báo cáo tài chính quý 3 với doanh thu đạt 179 tỷ đồng, tăng 48% so với cùng kì năm ngoái. Trong kì, giá vốn hàng bán đạt 157 tỷ đồng, tăng 50% kéo lợi nhuận gộp của doanh nghiệp chỉ tăng 35%, đạt 23 tỷ đồng; biên lợi nhuận gộp giảm còn 12,8% so với con số 14% ghi nhận cùng kì năm ngoái.

Trong khi đó, chi phí bán hàng hơn gấp đôi cùng kì khiến CCA chỉ lãi tượng trưng 142 triệu đồng, giảm đến 94% so với cùng kì năm ngoái.

Lũy kế 9 tháng đầu năm, doanh nghiệp xuất nhập khẩu thủy sản này ghi nhận doanh thu đạt 440 tỷ đồng, tăng nhẹ 5% so với cùng kì năm ngoái. Trong 9 tháng, giá vốn hàng bán và các chi phí hoạt động đều tăng nên lợi nhuận sau thuế chỉ đạt 1,3 tỷ đồng, giảm 86% so với cùng kì.

Theo lãnh đạo của CCA, diễn biến dịch bệnh COVID-19 phức tạp, nền kinh tế thế giới chưa được phục hồi và gây trở ngại cho việc nhập khẩu hàng hóa khiến mọi hoạt động kinh doanh ngừng trệ và ảnh hưởng đến việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của công ty.

CTCP Vĩnh Hoàn (VHC) đã công bố báo cáo tài chính quý 3/2020 với doanh thu thuần giảm nhẹ 4% về 1.816 tỷ, lợi nhuận sau thuế giảm 31% về 175 tỷ.

Luỹ kế 9 tháng, doanh thu công ty giảm 11% xuống còn 5.094 tỷ đồng. Trong đó, doanh thu thành phẩm và bán hàng hoá giảm đáng kể so với cùng kỳ. Ngược lại, doanh thu phụ phẩm tăng từ mức 701 tỷ lên 833 tỷ đồng, doanh thu dịch vụ dù không đáng kể song cũng ghi nhận mức tăng mạnh.

Trong kỳ, công ty có nỗ lực tiết giảm chi phí, bao gồm chi phí lãi vay giảm 35%, chi phí bán hàng giảm 37%. Khấu trừ, VHC báo lãi sau thuế 552 tỷ đồng, giảm 44% so với cùng kỳ.

Là một “ông lớn” trong ngành, Tôm Minh Phú cũng vừa công bố báo cáo tài chính quý 3/2020 của công ty mẹ. Luỹ kế 9 tháng, doanh thu thuần của Minh Phú đạt 6.618 tỷ đồng, giảm 21,2%; lợi nhuận sau thuế đạt 409 tỷ đồng, giảm 15% so với 9 tháng đầu năm 2019.

Do dịch bệnh, một số doanh nghiệp thủy sản có kết quả kinh doanh không mấy khả quan.

Hy vọng vào những tháng cuối năm

Theo các chuyên gia, trong những tháng cuối năm tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp thủy sản sẽ có khởi sắc hơn  khi mà các thị trường lớn nhập khẩu thủy sản Việt Nam từ đầu quý 3/2020 đếu có sự tăng trưởng ổn định.

Ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (Vasep) cho biết, doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thủy sản cũng lạc quan vì sự phục hồi của thị trường xuất khẩu trong những tháng cuối năm 2020 này.

Cũng theo ông Hòe thì mặc dù gặp nhiều khó khăn do dịch bệnh, nhưng do các doanh nghiệp thủy sản, đặc biệt là từ phía người nuôi đã làm tốt việc nắm bắt tình hình, nên nguồn nguyên liệu không bị thiếu hụt, đáp ứng được yêu cầu thị trường, trong khi nhiều quốc gia khác không đủ khả năng cung ứng cho thị trường. Ngoài ra, EVFTA cũng tạo ra luồng gió mới, tạo tâm lý tích cực.

Ông Hòe cũng cho rằng, để tận dụng được các cơ hội từ thị trường, sang năm 2021 các doanh nghiệp thủy sản cần tiếp tục lưu ý đến sản xuất, đặc biệt cân đối lại lượng nuôi trực tiếp, cũng như thu mua bên ngoài, nhằm đảm bảo các tiêu chuẩn chất lượng trên cơ sở đáp ứng các đơn hàng dài hạn cũng như các đơn hàng mới để có thể ổn định xuất khẩu. Doanh nghiệp cũng cần mở rộng mặt hàng, đa dạng hóa sản phẩm cho phù hợp với xu hướng tiêu dùng. 

Theo đánh giá của Công ty Chứng khoán KBSV, quý cuối năm là giai đoạn cao điểm của xuất khẩu cá tra, nhưng khi đánh giá cần xem xét diễn biến của đại dịch Covid-19 cả ở Việt Nam và trên thế giới. Điểm tích cực là thị trường xuất khẩu cá tra có dấu hiệu hồi phục nhanh hơn một số loài thủy sản khác do mức giá phải chăng, phù hợp với người tiêu dùng trong tình hình kinh tế khó khăn và các món ăn chế biến nhanh, mang tính đại chúng cao.

Vân Thư

Bình luận

Nổi bật

Ông Nguyễn Cảnh Anh được bầu làm Chủ tịch HĐQT Eximbank

Ông Nguyễn Cảnh Anh được bầu làm Chủ tịch HĐQT Eximbank

sự kiện🞄Thứ bảy, 27/04/2024, 15:26

(CL&CS) - Ngày 26/4, HĐQT Eximbank đã thông qua nghị quyết chính thức bầu ông Nguyễn Cảnh Anh, thành viên HĐQT giữ chức vụ Chủ tịch HĐQT nhiệm kỳ VII (2020-2025) thay cho bà Đỗ Hà Phương.

NCB ghi nhận tín hiệu kinh doanh tích cực trong quý I/2024

NCB ghi nhận tín hiệu kinh doanh tích cực trong quý I/2024

sự kiện🞄Thứ bảy, 27/04/2024, 08:50

(CL&CS) - Kết thúc quý I/2024, hoạt động kinh doanh chính của NCB có nhiều tín hiệu tích cực, huy động vốn và cho vay khách hàng tăng trưởng khả quan cho thấy niềm tin của khách hàng vào NCB ngày một tăng.

Năm 2024: Sacombank đặt mục tiêu tái cơ cấu thành công trước hạn

Năm 2024: Sacombank đặt mục tiêu tái cơ cấu thành công trước hạn

sự kiện🞄Thứ sáu, 26/04/2024, 23:12

(CL&CS) - Ngày 26/4/2024, Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024 của Sacombank đã thông qua kết quả năm 2023 và kế hoạch năm 2024 với mục tiêu “Tăng tốc hoạt động kinh doanh, nâng cao hiệu quả trên nền tảng số” cùng với kỳ vọng tái cơ cấu thành công trước thời hạn.