Thứ sáu, 16/10/2020, 08:25 AM

Xuất khẩu thực phẩm, thủy sản sang Canada tăng mạnh

(CL&CS) - Từ khi Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) có hiệu lực, quá trình giao thương giữa 2 nước Việt Nam - Canada được đẩy mạnh hơn trước đây.

Sản lượng và giá trị xuất khẩu của các loại thực phẩm và thủy sản Việt Nam sang Canada dù chịu tác động không nhỏ từ dịch bệnh COVID-19 vẫn đang trên đà tăng trưởng mạnh mẽ.

Ngành hàng nông sản và thủy sản được đánh giá là có lợi thế nhất khi CPTPP có hiệu lực. Việc khai thác thị trường Canada được ngành này thực hiện khá hiệu quả, đặc biệt là sau khi thực thi Hiệp định CPTPP thì xuất khẩu thủy sản càng có sự chuyển biến rõ nét.

HINH KEM BAI XK DBSCL

Năm 2020, Việt Nam xuất khẩu tôm sang Canada đạt trên 110 triệu USD (Ảnh: NN)

Năm 2015, xuất khẩu thủy sản sang Canada chỉ đạt 196 triệu USD thì sang năm 2019 đã đạt 229 triệu USD. Đặc biệt, năm 2020, bất chấp dịch COVID-19 hoành hành, xuất khẩu thủy sản qua Canada trong 8 tháng đầu năm vẫn đạt trên 156 triệu USD, tăng mạnh 11,6% so với cùng kỳ; trong đó chỉ riêng mặt hàng tôm đạt rên 110 triệu USD, tăng gần 27% so với cùng kỳ và cá ngừ đạt gần 16 triệu USD, tăng 3,1%...

Trái với xu hướng xuất khẩu sụt giảm ở nhiều thị trường như Trung Quốc, ASEAN… thì tại Canada sản lượng thủy sản xuất khẩu đã có sự tăng trưởng mạnh trong 8 tháng qua. Điều này cho thấy nếu doanh nghiệp khai thác tốt các lợi thế sẵn có thì hoàn toàn có thể chinh phục người tiêu dùng nước này, bất chấp thị trường đang có những tác động tiêu cực.

Theo Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TP.HCM (ITPC), Canada được coi là cửa ngõ vào thị trường toàn cầu với khả năng tiếp cận thị trường ưu tiên thông qua 14 hiệp định thương mại với 51 quốc gia với gần 1,5 tỷ người tiêu dùng và tổng GDP là 49,3 nghìn tỷ USD. Vì thế thị trường Canada sẽ là cửa ngõ để chúng ta thâm nhập các thị trường khác.

Dù vậy, để khai thác tốt hơn, Việt Nam cần đơn giản hóa các thủ tục hành chính, quy định, luật… theo các điều khoản và yêu cầu của FTA. Có như vậy mới tạo cơ hội cho môi trường kinh doanh tốt hơn, thể chế minh bạch và ổn định hơn. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng phải đáp ứng một số yêu cầu bắt buộc từ FTA như nguồn nhân lực, chuỗi sản xuất… Có như vậy mới tăng sức cạnh tranh trong môi trường kinh doanh quốc tế.

Nguyễn Ngọc

Bình luận

Nổi bật

Ứng dụng IoT trong sản xuất giúp nâng cao chất lượng và tăng năng suất

Ứng dụng IoT trong sản xuất giúp nâng cao chất lượng và tăng năng suất

sự kiện🞄Thứ bảy, 27/04/2024, 15:25

(CL&CS)- Chiều ngày 26/4, Công ty CP Bóng đèn phích nước Rạng Đông tổ chức triển lãm các thành tựu sau 4 năm chuyển đổi số (2020 - 2024) và Workshop: Từ nhà máy thông minh đến ngôi nhà thông minh tại Trung tâm hội nghị quốc gia.

Ninh Thuận: Thúc đẩy hoạt động tăng năng suất của doanh nghiệp

Ninh Thuận: Thúc đẩy hoạt động tăng năng suất của doanh nghiệp

sự kiện🞄Thứ sáu, 26/04/2024, 16:07

(CL&CS) - UBND tỉnh Ninh Thuận vừa ban hành Kế hoạch số 1489/KH-UBND về tổng thể nâng cao năng suất chất lượng dựa trên nền tảng khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo (KHCN&ĐMST) trên địa bàn tỉnh năm 2024.

Bắc Ninh: 'Dưa gang muối Quế Võ' được chứng nhận bảo hộ nhãn hiệu

Bắc Ninh: 'Dưa gang muối Quế Võ' được chứng nhận bảo hộ nhãn hiệu

sự kiện🞄Thứ sáu, 26/04/2024, 14:09

(CL&CS)- Mới đây, Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tỉnh Bắc Ninh đã phối hợp với UBND thị xã Quế Võ tổ chức Lễ công bố Văn bằng bảo hộ sở hữu trí tuệ nhãn hiệu chứng nhận “Dưa gang muối Quế Võ”.