Vasep: Doanh nghiệp thủy sản than vì bị ép chiết khấu

(CL&CS) - Mới đây, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep) cho biết đã nhận được phản ánh của nhiều doanh nghiệp cung cấp hàng nội địa về việc một số siêu thị lớn đòi tăng tỉ lệ chiết khấu lên tới 16-18%, thậm chí là 20% kèm thêm nhiều khuyến mãi hay giảm giá, hỗ trợ.

Theo Vasep thì đại dịch Covid-19 đã khiến cho hai kênh phân phối chính của các doanh nghiệp kinh doanh hàng thủy sản nội địa gặp rất nhiều khó khăn, doanh số giảm từ 10-30% sau đợt dịch thứ nhất.

Đợt dịch bùng phát lần hai, một số cơ sở chế biến thủy sản, cửa hàng bán hàng thủy sản khô đã buộc phải giải thể. Chính trong hoàn cảnh khó khăn này, một số đối tác siêu thị đòi tăng tỷ lệ chiết khấu lên 16-18%, thậm chí là 20% kèm thêm nhiều khuyến mại hay giảm giá, hỗ trợ…

Theo phản ánh của một số doanh nghiệp, năm 2020, kênh bán hàng Horeca không có khách hàng do nhiều khách sạn, nhà hàng buộc phải đóng cửa. Còn với kênh Modern Trade thì bị cạnh tranh khốc liệt về giá, các doanh nghiệp hầu như bị lỗ vốn do cửa vào các siêu thị vốn đã hẹp nay lại thêm yêu sách tăng chiết khấu chóng mặt, kèm theo là các chương trình khuyến mại.

Hiện tại nhiều hệ thống siêu thị đều điều chỉnh tăng chiết khấu từ 1-5% lên 16-20%. Các hệ thống siêu thị nhỏ không tăng chiết khấu nhưng lại không ký hợp đồng.

Trong bối cảnh khi dịch Covid-19 làm gián đoạn, ngưng trệ hoạt động xuất khẩu, nhiều doanh nghiệp thủy sản muốn gia tăng cung cấp hàng hóa vào thị trường nội địa, nhưng những khó khăn này khiến cho nhiều doanh nghiệp rơi vào tình cảnh “tiến thoái lưỡng nan”. 

Huyên Phương

Bình luận

Nổi bật

Nhân đôi lợi ích khi gửi tiết kiệm trực tuyến trên OCB OMNI

Nhân đôi lợi ích khi gửi tiết kiệm trực tuyến trên OCB OMNI

sự kiện🞄Thứ tư, 12/02/2025, 09:01

(CL&CS) - Dễ dàng quản lý tiền gửi, tất toán linh hoạt, lãi suất cao hơn khi gửi tiết kiệm tại quầy, tận hưởng thêm ưu đãi từ các chương trình khuyến mãi… đây là một số tiện ích khi khách hàng tham gia gửi tiết kiệm trực tuyến trên ứng dụng dụng ngân hàng số OCB OMNI.

Giải bài toán nguồn cung bất động sản: Phải 2-3 năm nữa mới có hàng mới ra thị trường, Luật mới có hiệu lực nhưng chưa tới?

Giải bài toán nguồn cung bất động sản: Phải 2-3 năm nữa mới có hàng mới ra thị trường, Luật mới có hiệu lực nhưng chưa tới?

sự kiện🞄Thứ tư, 12/02/2025, 08:24

Theo ông Lê Văn Bình, Phó vụ trưởng Vụ Đất đai, Bộ Tài nguyên và Môi trường, mặc dù 3 luật vừa áp dụng, nhanh cũng 2-3 năm mới có nguồn cung ra thị trường. Tuy nhiên, không hẳn khi có sản phẩm mới đã đánh giá được ngay, bởi chính sách ra đời luôn có tác động tâm lý lớn đến thị trường.

Nhà đầu tư “vội vàng” xuống tiền, đất nền đang thực sự nóng trở lại?

Nhà đầu tư “vội vàng” xuống tiền, đất nền đang thực sự nóng trở lại?

sự kiện🞄Thứ tư, 12/02/2025, 08:24

Khi các tín hiệu khởi sắc của thị trường ngày càng rõ nét, nhiều nhà đầu tư nhận thấy cơ hội sinh lời từ đất nền. Theo đó, ngay sau Tết Nguyên đán 2025, động thái vội vã “xuống tiền” của nhà đầu tư đã bắt đầu xuất hiện, đặc biệt tại thị trường đất nền phân lô phía Nam.