Đơn hàng bật tăng nhờ EVFTA: Cổ phiếu thủy sản nơi “nóng” nơi “lạnh”

(CL&CS) - Sau 1 tháng EVFTA có hiệu lực, đơn hàng thủy sản bật tăng rõ rệt. Cổ phiếu thủy sản nhờ đó “nóng” lên trông thấy. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều mã hoàn toàn nguội lạnh.

Nơi “nóng”

Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA) có hiệu lực từ ngày 1/8/2020. Trước ngày “lịch sử” này, các chuyên gia đã dự báo thủy sản là một trong những ngành nghề được hưởng nhiều lợi ích nhất và sớm nhất từ EVFTA. Thực tế nhanh chóng chứng minh kỳ vọng của các chuyên gia là hoàn toàn có cơ sở.

Theo đánh giá ban đầu của Tổng cục Thủy sản (Bộ NN&PTNT), sau hơn 1 tháng EVFTA có hiệu lực và được thực thi, nhiều mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam đã có những chuyển biến tích cực tại thị trường EU. Trong đó, xuất khẩu thủy sản có số lượng đơn hàng tăng khoảng 10% so với tháng 7/2020. Nhờ thị trường EU, trong tháng 8/2020, trị giá xuất khẩu thủy sản của Việ tNam ước đạt 800 triệu USD, đưa trị giá xuất khẩu thủy sản 8 tháng năm 2020 đạt 5,2 tỷ USD.

thuy san 2
Sau 1 tháng EVFTA có hiệu lực, đơn hàng thủy sản bật tăng rõ rệt. Cổ phiếu thủy sản nhờ đó “nóng” lên trông thấy. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều mã hoàn toàn nguội lạnh.

Ngoài hưởng lợi về đơn hàng tăng, thủy sản Việt Nam còn có lợi thế thuế suất và thủ tục pháp lý.

Thông tin này giúp cổ phiếu thủy bất ngờ “nóng” lên trong phiên giao dịch 7/9 khi nhiều mã đua nhau tăng trần. ANV của Công ty Cổ phần Nam Việt tăng 1.150 đồng/CP lên 18.000 đồng/CP. CMX của Công ty Cổ phần Camimex Group tăng 1.050 đồng/CP lên 16.250 đồng/CP.

Không còn duy trì được sắc tím của ngày 7/9 nhưng nhiều mã vẫn ghi nhận đà đi lên đáng kể trong tháng 9. Đóng cửa phiên 18/9, CMX dừng ở mức 16.650 đồng/CP, tăng 1.750 đồng/CP, tương đương 11,7% so với phiên cuối cùng của tháng 8. Tương tự, ANV tăng 2.600 đồng/CP, tương đương 15,5%.

Không tăng trần nhưng hai ông lớn ngành thủy sản VHC của Công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn và MPC của Công ty Cổ phần Tập đoàn Thủy sản Minh Phú vẫn tăng đều đặn. Chốt tuần trước, VHC dừng ở mức 42.300 đồng/CP, tăng 4.200 đồng/CP, tương đương 11%; MPC tăng 3.700 đồng/CP, tương ứng 13,6% lên 30.900 đồng/CP.

Nơi “lạnh”

Khi EVFTA có hiệu lực, nhiều cổ phiếu thủy sản đã dần “nóng” lên. Thế nhưng, số lượng mã “án binh bất động” lại nhiều hơn. Điều đó cho thấy nhà đầu tư chưa thực sự đặt nhiều kỳ vọng EVFTA sẽ mang lại nhiều đột biến cho ngành thủy sản.

Cụ thể, AGF của Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Thủy sản An Giang là ví dụ điển hình nhất cho danh sách các cổ phiếu thủy sản èo uột trên sàn chứng khoán. Bất chấp thông tin tốt từ EVFTA, AGF vẫn bê bết dưới mệnh giá. Đóng cửa cuối tuần trước, AGF dừng ở mức 3.800 đồng/CP.

Trong hơn nửa đầu tháng 9, AGF chỉ có 3 phiên phát sinh giao dịch, 10 phiên còn lại không có cổ phiếu nào được trao tay. Khối lượng giao dịch khớp lệnh bình quân 10 phiên gần nhất của AGF chỉ đạt 3.640 đơn vị.

Không bị nhà đầu tư quay lưng như AGF nhưng AAM của Công ty Cổ phần Thủy sản Mekong cũng đang trong trạng thái “đi ngang”. Đóng cửa phiên 18/9, AAM dừng ở mức 11.000 đồng/CP, giảm 850 đồng/CP, tương đương 7,2% so với 31/8/2020.

Cổ phiếu ACL của Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Thủy sản Cửu Long An Giang cũng đi lùi như AAM. Sau hơn nửa tháng giao dịch, ACL giảm 150 đồng/CP, tương đương 1% xuống 15.450 đồng/CP so với phiên cuối cùng của tháng 8.

ATA Công ty Cổ phần NTACO bi đát nhất khi thị giá quá thấp so với mệnh giá. Chốt phiên 18/9, ATA đứng ở mức 300 đồng/CP. Có lẽ ATA lọt vào danh sách các cổ phiếu có thị giá thấp nhất thị trường chứng khoán Việt Nam. Trong nửa đầu tháng 9, ATA chỉ có 2 phiên phát sinh giao dịch.

Ngân Hà

Bình luận

Nổi bật

Ông Nguyễn Cảnh Anh được bầu làm Chủ tịch HĐQT Eximbank

Ông Nguyễn Cảnh Anh được bầu làm Chủ tịch HĐQT Eximbank

sự kiện🞄Thứ bảy, 27/04/2024, 15:26

(CL&CS) - Ngày 26/4, HĐQT Eximbank đã thông qua nghị quyết chính thức bầu ông Nguyễn Cảnh Anh, thành viên HĐQT giữ chức vụ Chủ tịch HĐQT nhiệm kỳ VII (2020-2025) thay cho bà Đỗ Hà Phương.

NCB ghi nhận tín hiệu kinh doanh tích cực trong quý I/2024

NCB ghi nhận tín hiệu kinh doanh tích cực trong quý I/2024

sự kiện🞄Thứ bảy, 27/04/2024, 08:50

(CL&CS) - Kết thúc quý I/2024, hoạt động kinh doanh chính của NCB có nhiều tín hiệu tích cực, huy động vốn và cho vay khách hàng tăng trưởng khả quan cho thấy niềm tin của khách hàng vào NCB ngày một tăng.

Năm 2024: Sacombank đặt mục tiêu tái cơ cấu thành công trước hạn

Năm 2024: Sacombank đặt mục tiêu tái cơ cấu thành công trước hạn

sự kiện🞄Thứ sáu, 26/04/2024, 23:12

(CL&CS) - Ngày 26/4/2024, Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024 của Sacombank đã thông qua kết quả năm 2023 và kế hoạch năm 2024 với mục tiêu “Tăng tốc hoạt động kinh doanh, nâng cao hiệu quả trên nền tảng số” cùng với kỳ vọng tái cơ cấu thành công trước thời hạn.