Thứ tư, 07/06/2023, 13:18 PM

Nhân lực chất lượng cao tạo động lực cho mô hình phát triển mới

(CL&CS)- Chúng ta cần tiếp tục đổi mới nghiên cứu, đổi mới sáng tạo, trên cơ sở tập trung đào tạo, phát triển nguồn nhân lực cho các lĩnh vực nghiên cứu, có tính kết nối, liên thông từ giáo dục phổ thông cho đến trung cấp, cao đẳng nghề, đại học, sau đại học

Làm rõ thêm các giải pháp phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, tại phiên chất vấn Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH Đào Ngọc Dung, chiều 06/6, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cho hay, thế giới chuyển đổi mô hình phát triển sang hướng mới là kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế carbon thấp, với yêu cầu ngày càng cao về chất lượng nguồn nhân lực.

168604318021964-16860432842091076044523

Nhân lực chất lượng cao tạo động lực cho mô hình phát triển mới

Do đó, để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, Phó Thủ tướng nhấn mạnh, từ góc độ quan điểm, tư duy và chủ trương, chúng ta cần rà soát các vấn đề liên quan đến chính sách tăng trưởng xanh của đất nước; phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực giáo dục-đào tạo, khoa học-công nghệ… Các vấn đề này liên quan mật thiết đến một trong ba đột phá chiến lược được Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng xác định, đó là phát triển nguồn nhân lực - lực lượng chủ yếu, nguồn tài nguyên mới.

"Nhân tài chính là động lực mới cho phát triển", Phó Thủ tướng nêu rõ.

Nhấn mạnh vai trò quan trọng của hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D) đối với nền kinh tế, Phó Thủ tướng cho biết Đảng, Nhà nước đã có những cơ chế để thành lập, vận hành các quỹ R&D, tuy nhiên, năng suất lao động chưa đạt được sự bứt phá. Vì vậy, chúng ta cần tiếp tục đổi mới nghiên cứu, đổi mới sáng tạo, trên cơ sở tập trung đào tạo, phát triển nguồn nhân lực cho các lĩnh vực nghiên cứu, có tính kết nối, liên thông từ giáo dục phổ thông cho đến trung cấp, cao đẳng nghề, đại học, sau đại học; giữa nghiên cứu cơ bản với chuyển giao công nghệ, triển khai.

Bên cạnh đó, Phó Thủ tướng khẳng định hoạt động R&D cũng đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong chuyển đổi số, tập trung lĩnh vực công nghệ như trí tuệ nhân tạo (AI), blockchain, dược sinh học, kết nối vạn vật, máy tính, lượng tử, những công nghệ mới liên quan đến năng lượng tái tạo… Đây chính là tiềm năng có thể tạo ra công ăn việc làm mới, ngành nghề mới. Tuy nhiên, nhân sự của các doanh nghiệp Việt Nam mới chiếm 15% tổng số nhân lực R&D của cả nước, trong khi tỉ lệ này ở các nước OECD chiếm trên 50%, riêng châu Âu là 56,3%.

Đồng tình với các đại biểu, Phó Thủ tướng cho rằng khâu đột phá về phát triển nguồn nhân lực cần thực hiện bằng được thông qua các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước; chiến lược, quy hoạch; hoàn thiện hành lang, quy định pháp lý; tạo động lực cho mô hình phát triển mới của đất nước.

Thế Anh

Bình luận

Nổi bật

Doanh nghiệp áp dụng 5S và TPM giúp ổn định và nâng cao năng suất

Doanh nghiệp áp dụng 5S và TPM giúp ổn định và nâng cao năng suất

sự kiện🞄Thứ hai, 18/11/2024, 18:07

(CL&CS)- Việc áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng, công cụ cải tiến năng suất được xem là yếu tố quan trọng bên cạnh giải pháp về đổi mới khoa học kỹ thuật giúp doanh nghiệp ổn định, nâng cao chất lượng sản phẩm, năng cao năng suất, qua đó nâng cao năng lực cạnh tranh.

Nâng cao năng suất chất lượng: Yếu tố quyết định thành công của doanh nghiệp

Nâng cao năng suất chất lượng: Yếu tố quyết định thành công của doanh nghiệp

sự kiện🞄Thứ tư, 13/11/2024, 15:01

(CL&CS)- Việc áp dụng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, các công cụ cải tiến năng suất, hệ thống quản lý chất lượng... là giải pháp quan trọng để doanh nghiệp nâng cao năng suất, chất lượng.

Doanh nghiệp ngành thép có chất lượng vượt bậc nhờ áp dụng công cụ nâng cao năng suất

Doanh nghiệp ngành thép có chất lượng vượt bậc nhờ áp dụng công cụ nâng cao năng suất

sự kiện🞄Thứ tư, 13/11/2024, 08:21

(CL&CS) - Thời gian qua, nhiều doanh nghiệp ngành thép đã chủ động áp dụng các công cụ cải tiến năng suất, đổi mới công nghệ để tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm.