Thứ năm, 26/08/2021, 18:27 PM

Nguồn cung khí GAS gián đoạn vì quy định của Cần Thơ

(CL&CS) - Tăng cường chống dịch COVID-19, Sở Công Thương và Sở Giao thông - Vận tải Cần Thơ đã ban hành thêm một số quy định mới, trong đó yêu cầu tất cả các phương tiện vận chuyển hàng hóa phải trung chuyển hàng hóa sang xe khác khiến lưu thông ách tắc, đặc biệt là việc vận chuyển những hàng đặc thù như GAS, xăng dầu...

Ngày 22/8, Sở Công Thương Cần Thơ đã ban hành công văn 2279, yêu cầu tất cả phương tiện vận chuyển hàng hóa tiêu dùng, xuất nhập khẩu từ các tỉnh, thành khác đến giao nhận hàng hóa đều phải được đăng ký trước và phải trung chuyển hàng hóa tại bãi đậu ngoài thành phố. 

Cũng trong ngày 22/8, Sở Giao thông - Vận tải cũng ban hành văn bản hướng dẫn các phương tiện vận tải, đăng ký lưu thông vào Cần Thơ.

Sau khi 2 văn bản này có hiệu lực, tại các cửa ngõ của Cần Thơ các phương tiện ùn ứ kéo dài. Hàng ngàn phương tiện vận tải hàng hóa phải nằm lại ở điểm tập kết, trung chuyển hàng hóa Cần Thơ do vướng thủ tục.

Các xe tải, xe bồn bị dồn ứ, rất khó khăn mới được cho phép lưu thông hoặc buộc phải trung chuyển hàng qua xe của Cần Thơ rồi mới được vào thành phố. 

Việc trung chuyển từ xe này sang xe khác với gas, xăng dầu là điều bất khả thi

Việc trung chuyển từ xe này sang xe khác với gas, xăng dầu là điều bất khả thi

Những mặt hàng có tính đặc thù, như xăng, dầu, không thể sang chiết từ xe này, sang xe khác cũng không được nằm trong diện ưu tiên, và phải bắt buộc thực hiện theo quy định của Cần Thơ.

Nhưng với sản phẩm đặc thù như xăng dầu hay là gas, việc trung chuyển từ xe này sang xe khác là điều bất khả thi, đại diện Công ty CP Vận tải Sản phẩm Khí Quốc tế - Gas Shipping (GSP) nói.

Bất khả thi vì không có xe để sang hàng đối với hàng hóa là gas, bởi xe chở gas là xe chuyên dụng. Thứ hai là đòi hỏi tính an toàn khi sang chiết, vận chuyển gas cực kỳ nghiêm ngặt bởi nguy cơ cháy nổ rất lớn. Không phải cứ lắp đường ống là chảy sang xe khác được. 

Đối với mặt hàng này bắt buộc phải đi vào trạm sang chiết, đảm bảo các thiết bị tiêu chuẩn an toàn tối đa, chứ không thể sang chiết giữa đường như nhiều mặt hàng khác. 

Hiện rất nhiều xe chở các mặt hàng khác cũng bị ách tắc kéo dài tại đầu qua Cần Thơ nhưng vì là hàng rời, tiêu chuẩn an toàn lao động không đòi hỏi cao nên còn có cơ hội để thông xe “thoát hàng”, còn với xe bồn vận chuyển gas như của Gas Shipping, chỉ có cách nằm im, quay đầu cũng không được. 

Việc này không chỉ làm đứt quãng việc cung cấp dịch vụ hàng hóa tới các địa phương, đặc biệt là những nơi đang thực hiện giãn cách nghiêm nên nhu cầu gas rất căng thẳng. Đồng thời, các doanh nghiệp cũng phải chịu thiệt hại lớn khi thiết bị, phương tiện và nhân lực phải đáp ứng các đòi hỏi khắt khe đến mức không thực hiện được.

Trong thời gian qua, Chính phủ, cùng các Bộ Giao thông - Vận tải, Bộ Công Thương đã có những chỉ đạo, nhằm tháo gỡ những vướng mắc về vấn đề lưu thông hàng hóa tới các địa phương.

Trả lời báo chí sáng 26/8, Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) cho biết, Bộ này đã đề nghị các địa phương rà soát lại các văn bản đã ban hành. Văn bản nào làm phát sinh thêm chi phí, thời gian, “giấy phép con” phải dừng áp dụng, tạo điều kiện tốt nhất cho lưu thông hàng hóa.

Với các văn bản của TP Cần Thơ, Bộ GTVT cho rằng, Cần Thơ cũng chống dịch như các địa phương khác nhưng lại phát sinh thủ tục làm khó cho lưu thông hàng hóa. 

Theo Bộ GTVT Chính phủ đã chỉ đạo xe nào đã được cấp mã QR chỉ tiền kiểm và hậu kiểm. Trong khi xe vận tải hàng hóa chở đến cho bà con không lưu thông được. Báo chí phản ánh người dân mất cả chục tiếng đồng hồ để chờ đợi qua Cần Thơ. 

Nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, theo Bộ GTVT, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể đã đề nghị các địa phương chấm dứt mô hình trung chuyển hàng hóa để tránh tạo ra sự ùn ứ, phát sinh thời gian, chi phí cho quá trình giao nhận hàng hóa.

Đồng thời, Bộ trưởng đề nghị các địa phương cần ưu tiên tiêm vaccine cho đội ngũ lái xe - đối tượng lao động đặc thù, cung cấp dịch vụ đảm bảo an sinh xã hội, duy trì chuỗi vận tải hàng hóa.

“Tuyệt đối không để ùn tắc giao thông ở bất cứ tuyến đường nào bởi mỗi điểm ùn tắc có thể sẽ là một nơi nguy cơ lây lan dịch bệnh. Căn cứ vào lưu lượng giao thông tuyến đường có thể thiết kế nhiều điểm kiểm tra tại một chốt kiểm dịch, kiểm tra từng loại phương tiện khác nhau. Bất cứ chỗ nào giao thông ùn ứ, Giám đốc Sở GTVT địa phương phải chịu trách nhiệm”, Bộ GTVT nêu..

(Bài/loạt bài tuyên truyền thực hiện Nghị quyết số 84/NQ - CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ).

Hà Linh Lan

Bình luận

Nổi bật

Khẩn trương luật hóa hoạt động của xe điện 4 bánh

Khẩn trương luật hóa hoạt động của xe điện 4 bánh

sự kiện🞄Thứ ba, 07/05/2024, 20:45

(CL&CS) - Bộ Giao thông vận tải, Bộ Công an đã ban hành một số quy định tạm thời về tổ chức, quản lý việc sử dụng loại xe điện 4 bánh nhằm bảo đảm an toàn giao thông và trật tự đô thị; đăng ký, cấp, thu hồi biển số xe.

Quản lý rủi ro theo ISO 31000: Giúp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm

Quản lý rủi ro theo ISO 31000: Giúp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm

sự kiện🞄Thứ ba, 07/05/2024, 13:15

(CL&CS) - Quản lý rủi ro theo ISO 31000 là một trong những giải pháp quan trọng giúp tổ chức, doanh nghiệp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

Thuận lợi, khó khăn khi triển khai áp dụng ISO 22301 tại doanh nghiệp

Thuận lợi, khó khăn khi triển khai áp dụng ISO 22301 tại doanh nghiệp

sự kiện🞄Chủ nhật, 05/05/2024, 12:30

(CL&CS) - Việc hướng dẫn áp dụng Hệ thống quản lý kinh doanh liên tục theo ISO 22301 cho doanh nghiệp là thật sự cần thiết và phù hợp với thực trạng của doanh nghiệp hiện nay.