Thứ tư, 29/05/2024, 14:29 PM

Nghêu Bến Tre đạt tiêu chuẩn chứng nhận MSC góp phần nâng cao năng suất chất lượng

(CL&CS) - Vừa qua, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Bến Tre cho biết, nghề sản xuất, quản lý và khai thác nghêu Bến Tre đã được Hội đồng Quản lý Biển Quốc tế công nhận đạt tiêu chuẩn chứng nhận MSC. Đây vừa là tin vui, vừa là sự khẳng định đối với việc sản xuất, khai thác nghêu của bà con ở tỉnh này.

Trước đó vào năm 2009, nghêu Bến Tre được Hội đồng quản lý biển quốc tế về khai thác thủy sản bền vững cấp chứng nhận phù hợp với tiêu chuẩn MSC. Chứng nhận này được duy trì công nhận lần 2 vào năm 2016.

Chứng nhận MSC là chứng nhận do Hội đồng quản lý biển (Marine Stewardship Council - MSC) cấp cho “một đơn vị nghề cá” khai thác bền vững nguồn lợi thủy sản tự nhiên.

Chứng nhận MSC được xem như một giấy thông hành và là điều kiện để mở rộng xuất khẩu nghêu Việt Nam sang các thị trường trên thế giới.

Nghêu Bến Tre đạt tiêu chuẩn chứng nhận MSC góp phần nâng cao năng suất chất lượng.

Nghêu Bến Tre đạt tiêu chuẩn chứng nhận MSC góp phần nâng cao năng suất chất lượng.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Bến Tre, hiện nay, diện tích nghêu tỉnh Bến Tre có  gần 3.000 ha nghêu thương phẩm do 7 hợp tác xã quản lý chủ yếu các huyện Thạnh Phú, Ba Tri, Bình Đại với gần 20.000 xã viên, tạo công ăn việc làm cho hàng nghìn lao động; trong đó nghêu giống trên 580ha, nghêu thịt hơn 2.300 ha cho sản lượng đạt gần 4.500 tấn.

Dự kiến trong tháng 6/2024, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bến Tre sẽ tổ chức hội nghị trao giấy chứng nhận MSC cho 7 hợp tác xã khai thác nghêu trên địa bàn tỉnh, đồng thời giới thiệu vùng nguyên liệu nghêu đã được chứng nhận MSC cho các doanh nghiệp chế biến nghêu.

Thời gian qua, các cơ quan hữu quan đã tích cực hỗ trợ nghề nuôi nghêu Bến Tre phát triển nhất là nâng cao chất lượng, năng suất; xây dựng chỉ dẫn địa lý; bảo tồn nguồn lợi nghêu giống bố mẹ, khai thác hợp lý và bảo vệ tốt nguồn nghêu giống tự nhiên hiện có,  thúc đẩy liên kết ngang, liên kết dọc để phát triển thương hiệu MSC đối với con nghêu Bến Tre trên thị trường trong nước và quốc tế; Tăng cường công tác xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường xuất khẩu.  Đến nay, tất cả các vùng nghêu tập trung đều được kiểm soát về vệ sinh an toàn thực phẩm. 

Tiếp tục triển khai các đề tài nghiên cứu nhằm đảm bảo phù hợp với các nguyên tắc và bộ tiêu chí của MSC.Tăng cường công tác xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường xuất khẩu. Tất cả các vùng nghêu tập trung đều được kiểm soát về vệ sinh an toàn thực phẩm. Tăng cường đào tạo nguồn nhân lực các HTX nghêu trên địa bàn tỉnh để đáp ứng được nhu cầu phát triển sản xuất.

Nghề nghêu Bến Tre đã được cấp chứng nhận MSC là một lợi thế, do đó cần tiếp tục công tác quảng bá thương hiệu, xúc tiến thương mại nhằm khai thác lợi thế đó để mở rộng thị trường tiêu thụ. Đặc biệt là tạo sự đồng thuận của cộng đồng trong vấn đề phát triển bền vững đối với nghề quản lý và khai thác nghề nghêu của tỉnh trong tương lai.

Trúc Anh

Bình luận

Nổi bật

Phổ biến các tiêu chuẩn quốc gia về hệ thống quản lý năng lượng

Phổ biến các tiêu chuẩn quốc gia về hệ thống quản lý năng lượng

sự kiện🞄Thứ tư, 19/06/2024, 14:43

(CL&CS) - Mới đây, Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững – Bộ Công Thương phối hợp với Viện Tiêu chuẩn Chất lượng Việt Nam (Viện TCCCL) tổ chức Hội nghị phổ biến các tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) về hệ thống quản lý năng lượng.

TCVN 13641:2023 hướng dẫn đánh giá và nhận diện mỹ phẩm có rủi ro thấp về mặt vi sinh

TCVN 13641:2023 hướng dẫn đánh giá và nhận diện mỹ phẩm có rủi ro thấp về mặt vi sinh

sự kiện🞄Thứ tư, 19/06/2024, 08:37

(CL&CS) - Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13641:2023- ISO 29621:2017 về mỹ phẩm- vi sinh vật- hướng dẫn đánh giá rủi ro và nhận diện các sản phẩm có rủi ro thấp về mặt vi sinh.

Loạt tiêu chuẩn về chất làm mát động cơ

Loạt tiêu chuẩn về chất làm mát động cơ

sự kiện🞄Thứ ba, 18/06/2024, 15:37

(CL&CS) - Một bộ tiêu chuẩn vừa được đề xuất sẽ giải quyết các chất làm mát gốc glycol và chất làm mát không chứa nước.