Ngành phân bón sẽ tích cực trong năm 2021?

(CL&CS) - Giá nông sản thế giới tăng mạnh, kéo theo nhu cầu về phân bón, từ đó giúp ngành phân bón khởi sắc trong năm 2021.

Công ty chứng khoán Mirae Asset (MASVN) đã có những phân tích dự báo về ngành phân bón trong năm 2021. Theo đó, xu hướng chính của ngành này tích cực.

Giá phân bón tăng mạnh

MASVN cho biết giá phân bón thế giới có độ trễ 2 tháng so với giá nông sản khi tạo đáy vào tháng 6/2020, từ đây, chỉ số giá phân bón của WorldBank (WB) đã tăng 58.8%, cao nhất 5 năm trở lại đây. Có được điều này là do giá nông sản thế giới tăng mạnh, kéo theo nhu cầu về phân bón

Giá phân bón Việt Nam tạo đáy trong khoảng tháng 7 - tháng 10/2020, và chỉ thực sự tăng mạnh từ cuối tháng 12/2020. Bên cạnh giá, khối lượng tiêu thụ phân bón của Việt Nam 4 tháng đầu năm 2021 cũng tăng 8,2%. Trái ngược với xu hướng giảm trong những năm trước đó.

Giá nông sản thế giới tăng mạnh, kéo theo nhu cầu về phân bón, từ đó giúp ngành phân bón khởi sắc trong năm 2021.

Giá nông sản thế giới tăng mạnh, kéo theo nhu cầu về phân bón, từ đó giúp ngành phân bón khởi sắc trong năm 2021.

Nhu cầu tăng kéo theo giá nguyên liệu đầu vào

Theo MASVN, giá các loại nguyên liệu đầu vào ngành phân bón đều có mức tăng giá mạnh mẽ. Tính từ đáy khủng khoảng COVID-19, 31/03/2020, khí thiên nhiên tăng 106%, dầu nhiên liệu (dầu FO, giá bán khí ở Việt Nam được neo theo giá dầu FO) tăng 106%.

Đối với nguyên liệu đầu vào của phân Lân và Kali: Acid phosphoric tại Trung Quốc tăng 58%, quặng phosphoric Bắc Phi tăng 80%; riêng giá Kali thế giới hiện tại mới bắt đầu hồi phục về mức trước dịch, nhưng đang tăng khá mạnh mẽ tại thị trường Mỹ. Từ 21/6, Liên minh Châu Âu bắt đầu áp lệnh cấm vận với Belarus, nơi có nhà sản xuất Kali lớn nhất thế giới khiến giá Kali có thể tiếp tục tăng cao.

Theo MASVN, giá bán và chi phí đầu vào đều đã tăng mạnh, khiến triển vọng ngắn hạn trở nên khó dự đoán. Tuy nhiên về trung và dài hạn, nếu giá nông sản giữ được mức cao hay tiếp tục tăng sẽ hỗ trợ cho ngành phân bón.

Tiêu thụ phân bón/ha của Việt Nam đã ở mức cao so với thế giới

MASVN dẫn thống kê từ WB, năm 2018, trung bình Việt Nam sử dụng 415 Kg phân bón trên mỗi hecta đất canh tác, ở mức cao nhất trong khu vực. Đổi lại, sản lượng ngũ cốc cũng đạt mức khá cao, 5.685 Kg/ha. Từ năm 2013 mức độ tiêu thụ phân bón/ha của Việt Nam đạt đỉnh ở mức 484Kg/ha và giảm dần về 415 Kg/ha năm 2018. Điều này cho thấy mức độ thâm nhập thị trường của phân bón đã sớm tới giới hạn.

Kết quả kinh doanh có nhiều chuyển biến tích cực

Các doanh nghiệp ngành phân bón trên sàn mà MASVN quan sát, bao gồm: Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau (DCM), Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (DPM), Công ty cổ phần DAP - VINACHEM (DDV), Công ty cổ phần Phân bón Bình Điền (BFC), Công ty cổ phần Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao (LAS), Công ty Cổ phần Phân bón Miền Nam (SFG) đều có kết quả kinh doanh tích cực trong 2 quý gần đây, sự cải thiện đến cả từ doanh thu lẫn biên lợi nhuận so với cùng kỳ.

“Những tín hiệu tích cực trong 2 quý gần đây hứa hẹn một khởi đầu mới cho ngành phân bón sau một chu kỳ đi xuống kéo dài nhiều năm”, MASVN dự báo.

Ngoài ra, theo MASVN, ngành phân bón còn tiếp tục chờ chính sách mới về thuế GTGT. Ngày 6/5/2021, Chính phủ ban hành Nghị Quyết số 48/NQ–CP về phiên họp thường kỳ tháng 4/2021, quyết định đưa các dự án luật sửa đổi, bổ sung luật thuế GTGT vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh 2021.

Như vậy khả năng sẽ không có nghị quyết riêng cho thuế GTGT ngành phân bón mà phải chờ ban hành cùng lúc với các ngành khác. Chính sách thuế hiện hành xếp phân bón vào nhóm không chịu thuế GTGT. Khách hàng sẽ không phải trả thêm 10% VAT khi mua phân bón, tuy nhiên khi doanh nghiệp thanh toán cho các chi phí đầu vào của quá trình sản xuất vẫn phải chịu 10% thuế GTGT.

“Nếu luật thuế mới được thông qua, phân bón sẽ chịu 5% thuế GTGT, nghĩa là giá bán sẽ tăng 5% do thuế GTGT, tuy doanh nghiệp sẽ được khấu trừ toàn bộ 10% thuế GTGT cho các chi phí đầu vào”, MASVN nhận định.

Kết quả sẽ còn tùy thuộc vào việc các doanh nghiệp điều chỉnh giá bán ra sao sau luật mới. Tuy nhiên, về cơ bản đây là thay đổi tích cực đối với ngành phân bón.

Hà Phương

Bình luận

Nổi bật

Phát triển năng lượng phi truyền thống ở Việt Nam với mục tiêu tăng trưởng xanh và phát triển bền vững

Phát triển năng lượng phi truyền thống ở Việt Nam với mục tiêu tăng trưởng xanh và phát triển bền vững

sự kiện🞄Thứ sáu, 26/04/2024, 14:09

(CL&CS) - Ngày 26/4/2024, tại Cung triển lãm Kiến trúc, Quy hoạch xây dựng Quốc gia đã diễn ra Hội thảo “Tiềm năng phát triển năng lượng phi truyền thống ở Việt Nam” do Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản phối hợp cùng Công ty TNHH Dịch vụ triển lãm SES Việt Nam tổ chức, Hội thảo đã tập trung vào hai dạng năng lượng chính: khí hóa than ngầm và năng lượng địa nhiệt.

ĐHCĐ VINAMILK: Cổ đông quan tâm về chiến lược thương hiệu, sản phẩm và phát triển bền vững

ĐHCĐ VINAMILK: Cổ đông quan tâm về chiến lược thương hiệu, sản phẩm và phát triển bền vững

sự kiện🞄Thứ sáu, 26/04/2024, 08:19

(CL&CS) - Ngày 25/4/2024, Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (“Vinamilk”) đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông (“ĐHĐCĐ”) năm 2024. Theo đó, dựa trên kỳ vọng tình hình vĩ mô cải thiện trong năm 2024, công ty đặt mục tiêu tăng trưởng 4,4% về doanh thu và 5% về lợi nhuận trước thuế. Bên cạnh đó, chiến lược đổi mới về thương hiệu, sản phẩm và phát triển bền vững của Vinamilk cũng được cổ đông quan tâm.

Masan đặt mục tiêu 30 triệu hội viên WIN vào năm 2025

Masan đặt mục tiêu 30 triệu hội viên WIN vào năm 2025

sự kiện🞄Thứ sáu, 26/04/2024, 08:04

(CL&CS) - Ra mắt vào năm 2023, chương trình hội viên WIN đã thu hút số lượng 8,5 triệu vào cuối quý 1/2024 và Masan dự kiến ​​sẽ đạt 30 triệu hội viên WIN vào năm 2025.