Điều chỉnh thuế GTGT sẽ tạo cơ hội cho doanh nghiệp phân bón
(CL&CS) - Theo Bộ Tài chính, việc điều chỉnh thuế giá trị gia tăng đối với phân bón sẽ tạo cơ hội để doanh nghiệp trong nước có dư địa tăng công suất, tăng sản lượng và thị phần, cạnh tranh với phân bón nhập khẩu.
Đề xuất đưa phân bón vào diện chịu thuế
Khó khăn đến với các doanh nghiệp phân bón vào năm 2015 khi Luật số 71/2014/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật về thuế, theo đó, quy định phân bón đang thuộc đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng (GTGT) với thuế suất 5%, được xếp vào mặt hàng không chịu thuế GTGT.
Suốt 6 năm qua, Luật số 71/2014/QH13 khiến doanh nghiệp sản xuất phân bón trong nước gặp khó khăn do không được khấu trừ thuế GTGT, khiến giá thành tăng và lợi nhuận giảm, bất lợi trong cạnh tranh với hàng hóa nhập khẩu cùng loại.
Trước tình hình trên, ngày 13/4/2020, Bộ Công thương đã có Công văn số 2593/BCT-HC gửi Bộ Tài chính về việc điều chỉnh, sửa đổi quy định tại Luật số 71 đối với sản xuất phân bón.
Bộ Công thương có ý kiến cụ thể: Phân bón không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT đã gây nhiều ảnh hưởng đến các doanh nghiệp sản xuất phân bón trong nước, do hoàn thuế giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ mua vào không được khấu trừ và phải tính vào chi phí sản xuất và được tính vào giá thành sản xuất của phân bón cũng như giá bán, kể cả thuế GTGT của hàng hóa mua vào hoặc nhập khẩu để tạo tài sản cố định dùng cho sản xuất phân bón.
Văn bản của Bộ Công thương cũng nêu rõ: “Trên cơ sở đó, toàn bộ chi phí phát sinh được các doanh nghiệp tính vào chi phí sản xuất, làm tăng giá thành sản xuất phân bón. Ước tính, khi thực hiện Luật số 71, giá thành phân đạm tăng 7,2 - 7,6%; phân DAP tăng 7,3 - 7,8%; phân supe lân tăng 6,5 - 6,8%; phân NPK và hữu cơ tăng từ 5,2 - 6,1%".
Chính vì vậy, theo đề nghị của Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, Hiệp hội Sản xuất phân bón đã kiến nghị nhiều lần là đưa phân bón vào đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng. Nếu chuyển phân bón từ đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng sang đối tượng áp dụng thuế suất thuế giá trị gia tăng là 5%, trong khi số thuế giá trị gia tăng đầu vào hàng năm của phân bón khoảng 1.200 tỷ đồng một năm thì doanh nghiệp sẽ được khấu trừ và không phải tính vào chi phí sản xuất, cũng như giá thành sản phẩm của phân bón.
Bộ Công thương cũng nhận định việc tăng chi phí sản xuất sẽ giảm sức cạnh tranh của phân bón trong nước với phân bón nhập khẩu. Người nông dân sẽ phải mua phân bón với giá cao hơn do phải chịu cộng thuế GTGT đầu vào.
Việc thay đổi chính sách thuế GTGT áp dụng cho ngành phân bón sẽ mở ra cơ hội cho các nhà sản xuất nội địa cắt giảm chi phí và cải thiện tỉ suất lợi nhuận.
Tạo ra cơ hội cho doanh nghiệp trong nước
Ngày 28/10, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã kí ban hành Nghị quyết số 159/NQ-CP quyết nghị thông qua hồ sơ trình Quốc hội về Dự án Nghị quyết của Quốc hội về thuế suất GTGT đối với mặt hàng phân bón.
Trả lời chất vấn đại biểu Quốc hội chiều 9/11 mới đây, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết, việc điều chỉnh thuế giá trị gia tăng đối với phân bón sẽ tạo cơ hội để doanh nghiệp trong nước có dư địa tăng công suất, tăng sản lượng và thị phần, cạnh tranh với phân bón nhập khẩu.
Chính phủ sẽ chỉ đạo các doanh nghiệp sản xuất phân bón trong nước giảm giá bán tương ứng với giá thành để người nông dân không bị ảnh hưởng bởi điều chỉnh mức thuế giá trị gia tăng này.
Bộ trưởng Bộ Tài chính cho rằng, việc điều chỉnh thuế suất thuế giá trị gia tăng đối với phân bón sẽ tạo cơ hội để các doanh nghiệp sản xuất phân bón trong nước có dư địa để tăng công suất, tăng sản lượng và thị phần để cạnh tranh với phân nhập khẩu.
Theo báo cáo của CTCP Chứng khoán VNDirect, việc thay đổi chính sách thuế GTGT áp dụng cho ngành phân bón sẽ mở ra cơ hội cho các nhà sản xuất nội địa cắt giảm chi phí và cải thiện tỉ suất lợi nhuận.
Cụ thể, mặt hàng phân bón sẽ được đánh thuế GTGT ở mức 5% thay vì không chịu thuế như hiện tại. Nhờ đó, các doanh nghiệp sản xuất được hoàn thuế GTGT cho chi phí đầu vào, làm giảm giá vốn hàng bán và cải thiện biên lợi nhuận.
Theo nhận định của VNDirect, các công ty sản xuất phân Urê có thể hưởng lợi nhiều hơn các công ty nhập khẩu và sản xuất NPK.
Cũng theo Bộ Tài chính thì bên cạnh việc tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp để sản xuất trong nước bằng chính sách thuế, yêu cầu đặt ra với các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh phân bón trong nước là cần phải tăng cường quản trị, rà soát, tiết giảm tối đa chi phí; từ đó, giảm giá thành và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, cũng như cạnh tranh bình đẳng với hàng hóa nhập khẩu.
Vân Thư
Bình luận
Nổi bật
Đình chỉ lưu hành, thu hồi 3 loại mỹ phẩm không đảm bảo chất lượng
sự kiện🞄Thứ hai, 18/11/2024, 18:08
(CL&CS)- Sở Y tế Hà Nội vừa ban hành 03 văn bản thông báo đình chỉ lưu hành, thu hồi mỹ phẩm không đảm bảo chất lượng. Những sản phẩm này cũng đã bị Bộ Y tế thông báo đình chỉ lưu hành, thu hồi và tiêu hủy trên toàn quốc.
Xử phạt loạt cơ sở y dược tư nhân và thực phẩm vi phạm tại Hà Nội
sự kiện🞄Thứ hai, 18/11/2024, 07:17
(CL&CS) - Vừa qua, Thanh tra Sở Y tế Hà Nội vừa ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính 6 cơ sở hành nghề y, dược tư nhân, cơ sở thuộc lĩnh vực an toàn thực phẩm với số tiền 75 triệu đồng.
Thu hồi ngay loạt sữa tắm, kem dưỡng không đạt chuẩn chất lượng
sự kiện🞄Thứ năm, 14/11/2024, 20:10
(CL&CS) - Vừa qua, Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) ra thông báo đình chỉ lưu hành, thu hồi trên toàn quốc lô sản phẩm Sữa tắm em bé Gia Minh do Công ty TNHH Dược Mỹ phẩm Quang Xanh (Công ty Quang Xanh) sản xuất vì không đạt tiêu chuẩn chất lượng. Đáng chú ý, lô sản phẩm RAILEZA do Công ty này sản xuất từng bị thu hồi trên toàn quốc với lý do trên.
anh đứcLorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit. Quis cum, ut esse cupiditate autem. Dolor est dolorem sunt, sequi omnis corporis cumque ratione accusamus ex deserunt, molestiae consequuntur natus beatae.