Thứ tư, 02/07/2025, 14:39 PM

Nâng tầm nông sản Việt bằng trí tuệ nhân tạo

(CL&CS)- Chứng nhận số thông minh và truy xuất nguồn gốc bằng AI mở ra cánh cửa mới cho nông sản Việt minh bạch hơn, tin cậy hơn, sẵn sàng chinh phục thị trường quốc tế.

Vừa qua tại Hà Nội, Ủy ban Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng Quốc gia tổ chức hội thảo “Nâng tầm nông sản Việt: Chứng nhận số thông minh và truy xuất nguồn gốc hướng tới thị trường toàn cầu” với sự tham dự của đại diện Đại sứ quán Úc, các chuyên gia từ Trường Đại học Griffith (Úc) cùng nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã và cơ quan chức năng.

Hội thảo tập trung chia sẻ thông tin về yêu cầu của tiêu chuẩn nông nghiệp hữu cơ và hệ thống truy xuất nguồn gốc, đồng thời giới thiệu nền tảng số (Platform) đột phá được phát triển bởi dự án, hứa hẹn mang lại hiệu quả vượt trội trong việc áp dụng tiêu chuẩn và truy xuất nguồn gốc thông qua phân tích dữ liệu thời gian thực.

84ac7b451e8da9d3f09c

Việt Nam hiện có hơn 8,3 triệu hộ nông dân, trong đó phần lớn là sản xuất quy mô nhỏ. Trong khi đó, giá trị xuất khẩu nông sản năm 2024 đạt kỷ lục 53,2 tỷ USD nhưng chủ yếu vẫn là sản phẩm thô, giá trị gia tăng thấp. Một trong những rào cản lớn nhất khiến nông sản Việt khó bứt phá trên thị trường cao cấp là thiếu chứng nhận minh bạch và hệ thống truy xuất nguồn gốc đáng tin cậy.

Trong bối cảnh đó, trí tuệ nhân tạo và các công nghệ số đang mở ra nhiều cơ hội mới, từ quản lý dữ liệu canh tác, theo dõi nhật ký nông hộ đến việc tích hợp truy xuất nguồn gốc tự động và minh bạch hóa quá trình chứng nhận. Các ứng dụng AI không chỉ góp phần tăng năng suất mà còn giúp nâng cao độ tin cậy của nông sản Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Liên quan đến vấn đề này, TS Hà Minh Hiệp, Chủ tịch Ủy ban Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng Quốc gia khẳng định, việc chuẩn hóa quy trình và minh bạch thông tin bằng công nghệ số không chỉ là xu thế mà là yêu cầu bắt buộc nếu Việt Nam muốn tham gia sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu.

3705-c25c3ff1383c8f62d62d-130940_420

TS Hà Minh Hiệp, Chủ tịch Ủy ban Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng Quốc gia

Tại hội thảo, Trường Đại học Griffith đã phần giới thiệu nền tảng số hỗ trợ truy xuất và chứng nhận do Trường phát triển. Nền tảng tích hợp công nghệ AI giúp ghi nhật ký sản xuất, tự động tạo mã QR, đồng thời kết nối trực tiếp với Cổng thông tin Truy xuất nguồn gốc Quốc gia (www.tcvn.gov.vn/truyxuat) - hệ thống đã có hơn 20.000 sản phẩm đăng ký sử dụng từ năm 2022 đến nay. Nền tảng này sẽ rút ngắn thời gian chứng nhận, giảm tới 50% thời gian xử lý hồ sơ. Quy trình chứng nhận thông thường kéo dài từ 1 đến 3 tháng, nhờ ACT-V sẽ giúp theo dõi và đối chiếu thời gian thực, rút ngắn chỉ còn 2-4 tuần. Đây là bước tiến lớn, đặc biệt đối với vùng sâu vùng xa có khả năng tiếp cận các dịch vụ chứng nhận còn hạn chế.

Chia sẻ về tình hình áp dụng nông nghiệp hữu cơ tại Việt Nam, thuận lợi và khó khăn, bà Đặng Thị Bích Hường – Phó Chủ tịch Hiệp hội Nông nghiệp hữu cơ Việt Nam cho biết, hiện nay, Việt Nam đã ban hành bộ tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11041 làm cơ sở pháp lý cho sản xuất hữu cơ. Bên cạnh đó, một số mô hình sản xuất hữu cơ đã vận hành hiệu quả và có thể nhân rộng. Cùng với đó, đất đai, khí hậu ở nhiều vùng phù hợp canh tác hữu cơ (ít ô nhiễm, đa dạng sinh học) và có sự quan tâm, hỗ trợ ban đầu từ Nhà nước, các tổ chức quốc tế.

Tuy nhiên, nhận thức và kỹ thuật sản xuất hữu cơ của nông dân còn hạn chế. Năng suất thấp, chi phí sản xuất và chứng nhận cao. Thiếu cán bộ kỹ thuật, đơn vị tư vấn, tổ chức chứng nhận nội địa đủ năng lực; thiếu hệ thống giám sát và quản lý minh bạch, nhất quán từ cấp cơ sở đến trung ương.

e219b538d0f067ae3ee1

Bà Đặng Thị Bích Hường – Phó Chủ tịch Hiệp hội Nông nghiệp hữu cơ Việt Nam

Cũng theo bà Hường, cơ hội mở ra cho Việt Nam hiện nay với nhu cầu thị trường nội địa và quốc tế đối với sản phẩm hữu cơ ngày càng tăng, cơ hội tiếp cận các chương trình hỗ trợ kỹ thuật, tài chính từ tổ chức quốc tế (FAO, GIZ, IFOAM…). Việt Nam có thể phát triển liên kết chuỗi giữa nông dân – doanh nghiệp – nhà phân phối để ổn định đầu ra và xu hướng tiêu dùng bền vững, thân thiện với môi trường đang lan rộng.

Tuy nhiên, Việt Nam cũng gặp không ít thách thức trong cạnh tranh với sản phẩm “gắn mác hữu cơ” nhưng không đạt chuẩn gây mất lòng tin thị trường; sự thiếu ổn định về đầu ra, giá cả không chênh lệch đủ để khuyến khích nông dân duy trì sản xuất hữu cơ; áp lực đô thị hóa và thay đổi mục đích sử dụng đất tại nhiều vùng nông nghiệp; thiếu chính sách dài hạn, nhất quán về phát triển nông nghiệp hữu cơ ở cấp quốc gia và địa phương.

Một điểm nhấn thực tiễn đến từ Hợp tác xã Bảo tồn và Phát triển dược liệu Sóc Sơn, đơn vị đã ứng dụng thử nghiệm nền tảng trong canh tác dược liệu. Dược sĩ Nguyễn Thanh Tuyền, đại diện HTX chia sẻ, đơn vị không chỉ kiểm soát tốt chất lượng mà còn có thể cung cấp dữ liệu truy xuất tới từng lô đất trồng, điều mà trước đây chỉ có các doanh nghiệp lớn mới làm được.

Trên cơ sở ý kiến của các chuyên gia, một lần nữa khẳng nền tảng số không chỉ là công cụ kỹ thuật mà là một phần trong hạ tầng tin cậy để Việt Nam khẳng định vị thế trên bản đồ nông sản toàn cầu. Khi nông dân có thể "bán được niềm tin" thì sản phẩm Việt mới thực sự có giá trị và bền vững.

Trung Kiên

Bình luận

Nổi bật

Nâng tầm nông sản Việt bằng trí tuệ nhân tạo

Nâng tầm nông sản Việt bằng trí tuệ nhân tạo

sự kiện🞄Thứ tư, 02/07/2025, 14:39

(CL&CS)- Chứng nhận số thông minh và truy xuất nguồn gốc bằng AI mở ra cánh cửa mới cho nông sản Việt minh bạch hơn, tin cậy hơn, sẵn sàng chinh phục thị trường quốc tế.

Ra mắt Sàn giao dịch khoa học và công nghệ Việt Nam

Ra mắt Sàn giao dịch khoa học và công nghệ Việt Nam

sự kiện🞄Thứ ba, 01/07/2025, 10:39

(CL&CS) - Chiều 30/6/2025, tại Hà Nội, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) đã tổ chức Lễ ra mắt Sàn giao dịch KH&CN Việt Nam và định hướng phát triển trong thời gian tới. Thứ trưởng Bộ KH&CN Hoàng Minh tham dự và chủ trì buổi Lễ.

TP.HCM hỗ trợ doanh nghiệp phát huy hiệu quả các nguồn lực theo Nghị quyết 57

TP.HCM hỗ trợ doanh nghiệp phát huy hiệu quả các nguồn lực theo Nghị quyết 57

sự kiện🞄Thứ ba, 01/07/2025, 09:29

(CL&CS) - Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Văn Được cho biết, việc triển khai Nghị quyết 57 là một trong những nhiệm vụ chính trị trọng tâm.