Nâng cao năng suất lao động nhờ áp dụng tiêu chuẩn ISO/IEC 27019:2017
(CL&CS) - Tiêu chuẩn ISO/IEC 27019:2017 là một phần của hệ thống tiêu chuẩn ISO/IEC 27000 dành cho quản lý bảo mật thông tin trong các hệ thống thông tin và cơ sở hạ tầng quan trọng, đặc biệt là trong ngành năng lượng, bao gồm cả các hệ thống điện lực. Từ đó, đơn vị nâng cao vị thế, nâng cao năng suất lao động và chất lượng dịch vụ đảm bảo sự an toàn, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.
Tiêu chuẩn giúp các tổ chức trong ngành năng lượng nâng cao năng suất
ISO/IEC 27019:2017 cung cấp một bộ công cụ mạnh mẽ giúp doanh nghiệp điện lực bảo vệ các hệ thống thông tin và cơ sở hạ tầng quan trọng của mình. Việc áp dụng tiêu chuẩn này sẽ giúp công ty tăng cường bảo mật thông tin trong các hệ thống điều khiển và quản lý lưới điện, đảm bảo tính liên tục và ổn định trong cung cấp điện, đồng thời đáp ứng yêu cầu bảo mật và quy định trong ngành năng lượng.
Nâng cao năng suất, đảm bảo tính toàn vẹn trong bảo mật thông tin của ngành năng lượng
ISO/IEC 27019:2017 cung cấp các hướng dẫn bảo mật thông tin trong bối cảnh ngành năng lượng, với mục tiêu đảm bảo tính bảo mật, tính toàn vẹn và khả năng sẵn sàng của các thông tin quan trọng đối với các dịch vụ này.
Đây là cơ sở bổ sung và điều chỉnh các yêu cầu của ISO/IEC 27001 và ISO/IEC 27002, đồng thời giải quyết các yếu tố đặc thù liên quan đến hoạt động trong ngành năng lượng như quản lý rủi ro: Cung cấp các phương pháp và công cụ để đánh giá và giảm thiểu rủi ro bảo mật thông tin trong các hệ thống năng lượng; Bảo mật của hệ thống điều khiển: Các hệ thống điều khiển công nghiệp (ICS) trong ngành năng lượng, chẳng hạn như SCADA (Supervisory Control and Data Acquisition), yêu cầu các biện pháp bảo mật đặc biệt do tính quan trọng và sự phức tạp của chúng;
Bảo vệ cơ sở hạ tầng quan trọng: Các hệ thống năng lượng là phần quan trọng trong cơ sở hạ tầng quốc gia và có thể là mục tiêu của các cuộc tấn công mạng. Tiêu chuẩn này giúp tổ chức bảo vệ các hệ thống năng lượng không bị gián đoạn hoặc bị khai thác; Bảo mật truyền thông: Các yêu cầu về bảo mật thông tin trong quá trình truyền tải và xử lý dữ liệu giữa các thiết bị, hệ thống và các bên liên quan trong chuỗi cung ứng năng lượng;
Tuân thủ pháp lý và quy định: Đảm bảo rằng các tổ chức hoạt động trong ngành năng lượng tuân thủ các yêu cầu pháp lý và quy định liên quan đến bảo mật thông tin và bảo vệ dữ liệu; Đào tạo và nâng cao nhận thức về bảo mật: Tiêu chuẩn cũng nhấn mạnh sự cần thiết của việc đào tạo nhân viên và nâng cao nhận thức về các mối đe dọa bảo mật trong ngành năng lượng.
Sự kết nối với các tiêu chuẩn khác: ISO/IEC 27001: Cung cấp các yêu cầu chung về hệ thống quản lý bảo mật thông tin (ISMS); ISO/IEC 27002: Đưa ra các hướng dẫn về các biện pháp kiểm soát bảo mật thông tin; ISO/IEC 27005: Tập trung vào việc quản lý rủi ro bảo mật thông tin.
ISO/IEC 27019:2017 không phải là một tiêu chuẩn độc lập mà nó là một phần bổ sung nhằm cung cấp các hướng dẫn đặc biệt cho ngành năng lượng, giúp các tổ chức trong lĩnh vực này duy trì và cải thiện khả năng bảo mật thông tin của họ trong bối cảnh các mối đe dọa và yêu cầu đặc thù. Đây là một tiêu chuẩn giúp các tổ chức trong ngành năng lượng đảm bảo bảo mật thông tin và bảo vệ cơ sở hạ tầng quan trọng, đồng thời đáp ứng các yêu cầu quản lý bảo mật thông tin chung từ các tiêu chuẩn như ISO/IEC 27001.
Năng suất lao động được tăng lên
Tổng công ty Điện lực TP.HCM (EVNHCMC) nhờ áp dụng các công cụ, tiêu chuẩn đo lường vào quá trình thực nghiệm và phát triển, tạo độ tin cậy cung cấp điện trên địa bàn TP.HCM liên tục được nâng cao, thể hiện qua chỉ số về số lần mất điện trung bình mỗi khách hàng (SAIFI) và thời gian mất điện trung bình mỗi khách hàng (SAIDI) trong năm đều giảm. SAIDI giảm từ 124,0 phút năm 2018 xuống 15,2 phút năm 2023, tương ứng giảm trung bình 34,0%/năm.
Năng suất lao động tính theo sản lượng điện thương phẩm tăng nhờ áp dụng các tiêu chuẩn
SAIFI giảm từ 1,57 lần năm 2018 xuống 0,18 lần năm 2023, tương ứng giảm trung bình 35,1%/năm. Năng suất lao động tính theo sản lượng điện thương phẩm tăng từ 4,14 triệu kWh/lao động năm 2018 lên đến 5,22 triệu kWh/lao động năm 2023, tương ứng tăng trung bình 4,75%/năm.
Nhờ nắm bắt đúng xu thế, chủ động đổi mới sáng tạo, phát huy năng lực của người lao động, xây dựng và quyết liệt triển khai chiến lược phát triển lưới điện thông minh và chuyển đổi số toàn diện, EVNHCMC đã không ngừng nâng cao chất lượng cung cấp điện và dịch vụ khách hàng, nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp và năng suất lao động.
Trung tâm Điều độ Hệ thống điện TP.HCM (Trung tâm) là đơn vị trực thuộc EVNHCMC, được giao nhiệm vụ chỉ huy, quản lý vận hành toàn bộ hệ thống điện thuộc địa bàn khu vực TP.HCM. Đơn vị chịu trách nhiệm đảm bảo cung ứng điện an toàn, liên tục, ổn định và kinh tế, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh trên địa bàn TP.HCM.
Trong suốt giai đoạn vừa qua, Trung tâm đã đáp ứng yêu cầu chỉ huy vận hành an toàn, ổn định và tin cậy một lưới điện ngày càng lớn và hiện đại. Trung tâm đã đảm nhận tốt vai trò tiên phong trong việc ứng dụng có hiệu quả công nghệ SCADA vào vận hành lưới điện với việc tự động hóa lưới điện và trạm không người trực ngày càng được mở rộng.
Trung tâm đã thiết lập, triển khai thực hiện, duy trì hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật ATTT đối với ngành công nghiệp năng lượng và thường xuyên nâng cao hiệu lực của hệ thống theo các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO/IEC 27001:2013 và ISO/IEC 27019:2017 được mô tả theo mô hình PDCA (Plan - Do - Check - Action): Plan: Thực hiện thiết lập chính sách, mục tiêu an toàn thông tin, các quy trình, quy định, hướng dẫn thực hiện hệ thống quản lý ATTT, hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật ATTT đối với ngành công nghiệp năng lượng; Do: Ban hành và triển khai thực hiện hệ thống quản lý ATTT, hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật ATTT đối với ngành công nghiệp năng lượng; Check: Thực hiện kiểm tra, đánh giá quá trình thực hiện; Action: Thực hiện hành động khắc phục, cải tiến hệ thống quản lý ATTT, hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật ATTT đối với ngành công nghiệp năng lượng.
Hiện tại, Trung tâm đã ban hành Bộ tài liệu ISO 27019 áp dụng trong Trung tâm bao gồm 18 quy trình kiểm soát và 01 sổ tay an toàn thông tin. Trung tâm đã thực hiện đánh giá chứng nhận ISO 27019:2017 trong tháng 06/2023.
Trong năm 2024 và các năm tiếp theo, Trung tâm tiếp tục rà soát và thực hiện việc đánh giá lại hàng năm. Hệ thống quản lý ATTT theo tiêu chuẩn ISO/IEC 27019:2017 đã mang lại các lợi ích cho Trung tâm, từ việc cung cấp bằng chứng cho người sử dụng, nhà đầu tư, đối tác và các bên liên quan, hệ thống đang được quản lý bảo mật thông tin theo các thông lệ quốc tế tốt nhất; Có bộ khung tiêu chuẩn ISO/IEC để thực thi đảm bảo an toàn bảo mật thông tin từ khâu đầu tư mua sắm, nghiệm thu, vận hành, bảo trì và nâng cấp cải tạo và mở rộng;
Xây dựng các yêu cầu cần thiết để tổ chức nhân sự, trang bị phần cứng, phần mềm bảo mật, và yêu cầu phần mềm SCADA, và các hệ thống phụ trợ liên quan đáp ứng tiêu chuẩn ISO/IEC; Hàng năm có các chương trình đào tạo, kịch bản diễn tập sự cố đúng tiêu chuẩn ISO/IEC để đảm bảo hệ thống bảo mật thông tin là tối ưu chi phí; Bộ tiêu chuẩn ISO/IEC khi được cấp sẽ là thước đo về khả năng đáp ứng và cần phải tiếp tục xây dựng đề luôn duy trì áp dụng, cải tiến đáp ứng việc thực thi các chính sách ATTT phù hợp với thực tế từng giai đoạn.
Việc triển khai Hệ thống quan lý ATTT theo tiêu chuẩn ISO/IEC 27019:2017 tại Trung tâm trong năm 2023 đã góp phần đáng kể trong việc đảm bảo ATTT cho các hệ thống thông tin phục vụ điều hành, vận hành lưới điện của EVNHCMC. Đồng thời thực hiện hoàn chỉnh các mô hình nhằm đảm bảo ATTT theo đúng định hướng của EVN bao gồm “Con người - Qui trình - Công nghệ”.
Trong lĩnh vực Quản lý vận hành, EVNHCMC đã tự động hóa 100% lưới điện TPHCM với 2 Trung tâm điều khiển hệ thống điện, 100% trạm 110kV vận hành ở chế độ không người trực, 100% lưới trung thế được điều khiển từ xa và vận hành tự động hoàn toàn, các phần mềm quản lý vận hành lưới điện SCADA/DMS, quản lý mất điện trực tuyến OMS, bản đồ mất điện trên nền thông tin địa lý. Đồng thời EVNHCMC đã triển khai ứng dụng có hiệu quả các công nghệ cao như sửa chữa điện nóng, rửa sứ online, sửa chữa bảo dưỡng tiên tiến, giúp giảm tối đa thời gian và số lần mất điện do công tác và do sự cố.
Trong lĩnh vực Quản lý tài sản, EVNHCMC đã sử dụng hàng loạt phần mềm như PMIS, GIS, CBM để quản lý các thông tin thiết bị như thông số kỹ thuật, lịch sử bảo dưỡng, thử nghiệm; quản lý lưới điện với 100% dữ liệu lưới cao/trung/hạ thế và điện kế KH; Chẩn đoán, bảo trì các thiết bị quan trọng cao/trung thế theo điều kiện vận hành. Nhờ đó đã tăng cường hiệu suất và độ tin cậy của thiết bị, tăng tuổi thọ của tài sản, tiết kiệm nhân lực và chi phí quản lý vận hành, đảm bảo an toàn cho hệ thống và quản lý rủi ro tốt hơn.
Theo Phó Tổng giám đốc EVNHCMC Luân Quốc Hưng, đơn vị áp dụng các công cụ, tiêu chuẩn đo lường, các chỉ số về chất lượng điện năng, dịch vụ khách hàng và quản trị doanh nghiệp cho thấy việc phát triển lưới điện thông minh và chuyển đổi số toàn điện đã đem lại lợi ích không chỉ cho doanh nghiệp mà cho cả khách hàng sử dụng điện. EVNHCMC đã không ngừng nâng cao chất lượng cung cấp điện và dịch vụ khách hàng, nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp và năng suất lao động.
Tóm lại, ISO/IEC 27019:2017 chủ yếu tập trung vào việc cải thiện bảo mật thông tin trong các tổ chức hoạt động trong ngành năng lượng, nhưng gián tiếp tiêu chuẩn này cũng góp phần nâng cao năng suất và hiệu quả trong các tổ chức
Một số dấu ấn nổi bật của EVNHCMC
Năm 2023, được chứng nhận doanh nghiệp chuyển đổi số nâng cao (mức 4/5), được nhận Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông về thành tích tiêu biểu xuất sắc đóng góp vào sự nghiệp phát triển của ngành Thông tin và Truyền thông Việt Nam. Đồng thời, được trao hạng Nhì - Giải thưởng VIFOTEC lần thứ 30 do Hội Liên hiệp Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức và giải thưởng “Thương hiệu vàng” của Thành phố Hồ Chí Minh (lần 2).
Năm 2024, được nhận Giải thưởng“Dự án Lưới điện thông minh của năm” tại tuần lễ Điện lực Châu Á - Enlit ASIA, đồng thời được nhận Giải thưởng hạng mục “Tự động hóa trong Lưới điện thông minh” của tạp chí Power Magazine, Mỹ.
Tùng Lộc
Bình luận
Nổi bật
Bàn giải pháp nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ
sự kiện🞄Thứ ba, 10/12/2024, 15:26
(CL&CS - Vừa qua, Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tỉnh Lạng Sơn tổ chức hội thảo khoa học kinh nghiệm, giải pháp nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ trên địa bàn tỉnh. Dự hội thảo có đông đảo các chuyên gia; đại diện doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Tăng năng suất trong doanh nghiệp quyết định sự tồn tại và phát triển bền vững
sự kiện🞄Thứ ba, 10/12/2024, 13:52
(CL&CS) - Tăng năng suất trong doanh nghiệp là yếu tố cốt lõi quyết định sự tồn tại và phát triển bền vững. Năng suất cao không chỉ giúp doanh nghiệp gia tăng lợi nhuận mà còn củng cố khả năng cạnh tranh, thích ứng nhanh với biến động thị trường và nâng cao giá trị thương hiệu.
Những khó khăn khi kiểm tra chất lượng vật liệu xây dựng
sự kiện🞄Thứ ba, 10/12/2024, 13:52
(Cl&CS)- Việc kiểm tra chất lượng vật liệu xây dựng trước khi sử dụng là bước quan trọng để đảm bảo chất lượng và an toàn của công trình, đồng thời tuân thủ các quy định pháp luật về xây dựng.
anh đứcLorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit. Quis cum, ut esse cupiditate autem. Dolor est dolorem sunt, sequi omnis corporis cumque ratione accusamus ex deserunt, molestiae consequuntur natus beatae.