Thứ ba, 09/07/2024, 09:55 AM

Nâng cao năng suất chất lượng là yếu tố quyết định thành công của doanh nghiệp

(CL&CS) - Đối với các doanh nghiệp, tăng năng suất, chất lượng sản phẩm có ý nghĩa quan trọng, là một trong những chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp, yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Năng suất lao động tăng thì làm giảm giá thành sản phẩm, đồng thời cũng giúp cải thiện chất lượng sản phẩm vì tiết kiệm được chi phí về tiền lương trên một đơn vị sản phẩm. doanh

Năng suất chất lượng là yếu tố then chốt của doanh nghiệp

Thực tế cho thấy, việc nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm hàng hóa, tăng sức cạnh tranh trên thị trường là yếu tố then chốt của doanh nghiệp (DN). Các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia; các hệ thống quản lý chất lượng, công cụ cải tiến năng suất từ Chương trình quốc gia "Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của DN Việt Nam đến năm 2020" đã tạo tiền đề vững chắc giúp cộng đồng DN nâng cao năng suất, chất lượng.

Sau gần 10 năm thực hiện Chương trình quốc gia "Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của DN Việt Nam đến năm 2020", gần 12.000 tiêu chuẩn quốc gia đã được hoàn thiện theo hướng hài hòa tiêu chuẩn quốc tế với tỷ lệ lên đến 60%. Cùng với đó, hệ thống quy chuẩn kỹ thuật quốc gia với 800 quy chuẩn đã trở thành công cụ quan trọng của hoạt động quản lý nhà nước.

Nhờ đó, hoạt động nâng cao năng suất, chất lượng đã không ngừng được lan tỏa. Nhiều DN đã giảm thiểu lãng phí trong quá trình sản xuất; tiết kiệm chi phí về nhân lực, thời gian, nguyên nhiên liệu, năng lượng, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất. Từ đó, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách hàng, từng bước khẳng định thương hiệu và chỗ đứng trên thị trường trong và ngoài nước.

Có thể nói, sự hỗ trợ từ Chương trình quốc gia nâng cao năng suất, chất lượng của Chính phủ đã giúp cộng đồng DN không ngừng nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, hàng hóa; từ đó nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, năng lực cạnh tranh và từng bước khẳng định vị thế trên thương trường.

Nâng cao năng suất chất lượng là yếu tố quyết định thành công của doanh nghiệp.

Nâng cao năng suất chất lượng là yếu tố quyết định thành công của doanh nghiệp.

Điển hình, công ty cổ phần May Nam Hà là một trong những doanh nghiệp triển khai áp dụng thành công công các công cụ, hệ thống quản lý cải tiến năng suất, chất lượng. Năm đầu tiên áp dụng các công cụ quản trị doanh nghiệp như: Lean, TPM, KPI, 5S…, doanh thu gia công bình quân trên một lao động/tháng của Công ty đã tăng gần 30%. Sau 10 năm tiếp cận với Chương trình quốc gia “Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020”, năng suất lao động của Công ty đã tăng bình quân 15%/năm.

Cũng giống như May Nam Hà, Công ty TNHH Công nghệ COSMOS đã sớm áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2015, IATF 16949:2016 và ISO1 4001:2015 và được cải tiến liên tục giúp Công ty tạo ra những sản phẩm chất lượng và thân thiện với môi trường. Công ty cũng chú trọng áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng điển hình là hệ thống 5S, TPS nhằm cải thiện môi trường sản xuất an toàn, mang lại năng suất và chất lượng cao trong hoạt động sản xuất. Nhờ đó, COSMOS đã kiểm soát tốt mục tiêu chiến lược, quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, tiết kiệm hàng tỷ đồng chi phí mỗi năm.

Có thể nói, sự hỗ trợ từ Chương trình quốc gia nâng cao năng suất, chất lượng của Chính phủ đã giúp cộng đồng doanh nghiệp không ngừng nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, hàng hóa; từ đó nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, năng lực cạnh tranh và từng bước khẳng định vị thế trên thương trường.

Thực hiện đồng bộ các giải pháp

Để Chương trình nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam đến tiếp tục phát huy hiệu quả, Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng cho rằng, cần tiếp tục tổ chức đào tạo, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ quản lý, chuyên gia tư vấn; tăng cường hoạt động tư vấn, hướng dẫn, hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật; áp dụng các giải pháp cải tiến năng suất, chất lượng. Bên cạnh đó, cần ưu tiên hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ khởi nghiệp, sáng tạo, phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia đầy đủ cho tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội, hài hòa với tiêu chuẩn quốc tế, làm cơ sở cho hoạt động nâng cao năng suất, chất lượng.

Đối với cơ quan quản lý, Chính phủ cần tiếp tục khởi xướng, hướng dẫn và hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc áp dụng các mô hình, phương pháp và công cụ quản lý, đổi mới công nghệ... tạo động lực cho doanh nghiệp nâng cao năng suất chất lượng, khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. 

Do Việt Nam còn thiếu đội ngũ chuyên gia về năng suất chất lượng, trình độ chuyên nghiệp chưa cao. Vì vậy, kế hoạch đào tạo đội ngũ chuyên gia nòng cốt về năng suất chất lượng cần sớm được xây dựng, đồng thời có chính sách, chế độ để duy trì và phát triển đội ngũ chuyên gia này để hỗ trợ doanh nghiệp trong các dự án.

Về giải pháp tăng năng suất, cần khuyến khích các doanh nghiệp tiến hành các hoạt động cải tiến. Điều này cũng xuất phát từ nhận thức của các doanh nghiệp đối với vai trò và lợi ích của các hoạt động cải tiến, nâng cao năng suất là một trong những yếu tố rất quan trọng. Theo đó, một trong những nội dung ưu tiên của cơ quan quản lý là cần đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức về các lợi ích trong việc áp dụng các công cụ, hệ thống nhằm nâng cao năng suất tại doanh nghiệp.

Về phía doanh nghiệp, các chuyên gia cho rằng, công cuộc cải tiến có thể triển khai ở các quy mô khác nhau, áp dụng mọi lúc, mọi nơi, mọi đối tượng. Để cải tiến năng suất, các doanh nghiệp cần có sự đồng thuận giữa ban lãnh đạo và nhân viên trong các doanh nghiệp ở mọi thành phần kinh tế. Các doanh nghiệp cần xác định rõ những vấn đề mang tính chiến lược, có ảnh hưởng lớn đến doanh nghiệp để có phương án triển khai, lựa chọn phương pháp và đối tác hỗ trợ phù hợp.  

Theo các chuyên gia, để giúp các doanh nghiệp quan tâm nhiều hơn đến cải tiến năng suất thì việc nâng cao nhận thức đóng vai trò quan trọng. Việc đưa năng suất chất lượng vào hệ thống giáo dục các trường đại học, cao đẳng được xem như bước đệm về nhận thức cho những lãnh đạo doanh nghiệp trong tương lai. Việc tăng cường truyền thông hay hợp tác quốc tế trong lĩnh vực này cũng sẽ giúp Việt Nam tiếp tục duy trì tăng năng suất lao động cao nhất, không chỉ trong khối ASEAN mà còn tại châu Á.

Để giúp doanh nghiệp có góc nhìn về lợi ích từ việc áp dụng các giải pháp nâng cao năng suất, chất lượng, các doanh nghiệp triển khai các mô hình điểm cần được hỗ trợ kịp thời, nhất là hỗ trợ doanh nghiệp áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng hiện đại hay các công cụ cải tiến chất lượng tiên tiến.

Trong thời gian tới cần đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho các doanh nghiệp về hoạt động nâng cao năng suất, chất lượng; phát động các cuộc thi về cải tiến và nâng cao năng suất, chất lượng nhằm vinh danh các doanh nghiệp thực hiện tốt hoạt động này; đào tạo đội ngũ cán bộ thực hành cải tiến tại doanh nghiệp và đào tạo chuyên gia tư vấn cải tiến năng suất và quản lý chất lượng tại doanh nghiệp… Bên cạnh đó, tiếp tục triển khai các mô hình điểm áp dụng một hoặc một số các công cụ, hệ thống cải tiến có tính chất nền tảng cho hoạt động cải tiến của doanh nghiệp, đối tượng ưu tiên là doanh nghiệp nhỏ; xây dựng, cập nhật các cơ sở dữ liệu về hoạt động cải tiến nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm hàng hóa. Đồng thời cần triển khai một số công cụ, hệ thống cải tiến, hệ thống quản lý chất lượng có tính đặc thù cho ngành, lĩnh vực, tạo sức cạnh tranh cho doanh nghiệp.

Trúc Anh

Bình luận

Nổi bật

Nâng cao khả năng quản lý chất lượng vật liệu xây dựng

Nâng cao khả năng quản lý chất lượng vật liệu xây dựng

sự kiện🞄Thứ sáu, 22/11/2024, 17:56

(CL&CS) - Nhằm nâng cao khả năng quản lý chất lượng vật liệu xây dựng (VLXD), ngày 01/11/2024 Bộ Xây dựng đã ban hành Thông tư số 10/2024/TT-BXD như một giải pháp đảm bảo chất lượng công trình và nâng cao vị thế ngành trên thị trường quốc tế.

Tiêu chuẩn ISO 22000: Bảo vệ người tiêu dùng và xây dựng niềm tin trong chuỗi cung ứng thực phẩm

Tiêu chuẩn ISO 22000: Bảo vệ người tiêu dùng và xây dựng niềm tin trong chuỗi cung ứng thực phẩm

sự kiện🞄Thứ năm, 21/11/2024, 21:46

(CL&CS)- Việc áp dụng tiêu chuẩn ISO 22000 không chỉ đảm bảo an toàn thực phẩm mà còn mang lại nhiều lợi ích khác như nâng cao uy tín, tuân thủ pháp luật và cải tiến quy trình quản lý.

Bắc Giang hướng dẫn triển khai quy định về quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng

Bắc Giang hướng dẫn triển khai quy định về quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng

sự kiện🞄Thứ tư, 20/11/2024, 14:14

(CL&CS)- Sở Xây dựng tỉnh Bắc Giang vừa có công văn hướng dẫn các cơ quan, đơn vị, địa phương, các tổ chức, cá nhân triển khai thực hiện các quy định về quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng.