Công nghệ và đổi mới sáng tạo hỗ trợ nâng cao năng suất ngành dệt may
(CL&CS)- Sáng ngày 5/7/, Ủy ban Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Quốc gia phối hợp Trường Đại học Công nghiệp Dệt may Hà Nội, Tổ chức năng suất châu Á (APO) tổ chức chương trình hội thảo “Nâng cao năng suất ngành dệt may Việt Nam thông qua công nghệ và đổi mới sáng tạo”.
Tham dự chương trình có TS. Hà Minh Hiệp, Quyền Chủ tịch Ủy ban Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Quốc gia; TS. Hoàng Xuân Hiệp, Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghiệp Dệt May Hà Nội; TS. Phạm Thu Hiền, Trưởng nhóm nghiên cứu của CSIRO Úc,… cùng đại diện Cục Phát triển Công nghệ và Đổi mới sáng tạo (Bộ Khoa học và Công nghệ); Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp (Bộ Khoa học và Công nghệ); Bộ Tài chính; Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương); và đại diện hơn 20 doanh nghiệp dệt may, trường, viện nghiên cứu khu vực phía Bắc.
TS. Hà Minh Hiệp, Quyền Chủ tịch Ủy ban Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Quốc gia
Phát biểu tại hội thảo, TS. Hà Minh Hiệp khẳng định, trong bối cảnh chuyển đổi số, việc ứng dụng công nghệ và đổi mới sáng tạo đối với ngành dệt may có ý nghĩa quan trọng giúp ngành dệt may nâng cao năng suất, hướng đến xuất khẩu bền vững, trong đó, doanh nghiệp là chủ thể quan trọng nhất.
Chia sẻ tại hội thảo, TS. Phạm Thu Hiền, Trưởng nhóm nghiên cứu của CSIRO, Úc có bài trình bày “Tổng quan về ngành dệt may Việt Nam và các xu hướng lớn ảnh hưởng đến ngành”. Theo bà Hiền, một số lợi thế cạnh tranh của dệt may Việt Nam có thể kể đến như: Vị trí địa lý với hệ thống cảng biển thuận lợi; khả năng sản xuất đa dạng và sản xuất sản phẩm giá trị cao; tốc độ giao hàng nhanh hơn cùng với khả năng sản xuất linh hoạt. Đồng thời, Việt Nam đã ký kết nhiều Hiệp định thương mại tự do, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận các thị trường tiềm năng.
Song song với những thuận lợi bà Hiền cũng chỉ ra một số khó khăn. Về phát triển mở rộng chuỗi cung ứng, hiện nay vẫn còn thiếu sự liên kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp trong nước; đầu tư sản xuất sợi, dệt nhuộm gặp khó do chính quyền địa phương lo ngại về ô nhiễm môi trường, hạn chế thu hút đầu tư hoặc tạm dừng thu hút đầu tư từ các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI).
Khó khăn nữa là chúng ta còn thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao cho thiết kế thời trang, đổi mới công nghệ và quản trị doanh nghiệp. Mặt khác, việc lệ thuộc lớn vào nguồn cung vải và nguyên phụ liệu từ thị trường Trung Quốc và các thị trường khác đã làm ngành dệt may Việt Nam mất nhiều lợi thế cạnh tranh.
Tại chương trình, các chuyên gia, doanh nghiệp đã có nhiều bài trình bày xoay quanh vấn đề phát triển bền vững ngành dệt may như: Sản xuất bền vững ngành dệt may – bà Hoàng Thị Nhung, Phòng Tuân thủ và Phát triển bền vững, Linea Aqua Vietnam; Các kịch bản tăng trưởng cho ngành dệt may Việt Nam – PGS. TS Nông Ngọc Duy – Viện Nghiên cứu CSIRO, Úc; Chính sách giảm phát thải carbon của các quốc gia: Đích đến đối với doanh nghiệp dệt may và phương thức đáp ứng yêu cầu – bà Nguyễn Thanh Ngân, Phó trưởng ban Đầu tư – Phát triển, Tập đoàn Dệt May Việt Nam,…
TS. Hoàng Xuân Hiệp, Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghiệp Dệt May Hà Nội
Kết thúc hội thảo, TS. Hoàng Xuân Hiệp một lần nữa nhấn mạnh, năng suất, chất lượng là một trong những công cụ cạnh tranh hiệu quả nhất của ngành dệt may. Hiện nay, các thương hiệu thời trang lớn trên thế giới cũng đang ưu tiên lựa chọn doanh nghiệp xanh hoặc yêu cầu nhà cung cấp áp dụng các biện pháp thực hành xanh, vì vậy doanh nghiệp Việt Nam cần áp dụng các tiêu chuẩn xanh nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, bắt nhịp với xu thế của thời đại.
Thế Anh
Bình luận
Nổi bật
Áp dụng tiêu chuẩn ISO 15189 giúp bệnh viện nâng cao chất lượng xét nghiệm
sự kiện🞄Thứ tư, 20/11/2024, 15:01
(CL&CS)- Việc xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn ISO 15189 trong xây dựng hệ thống quản lý chất lượng sẽ giúp đảm bảo cung cấp kết quả xét nghiệm một cách chính xác và tin cậy, nâng cao chất lượng khám bệnh, chữa bệnh của bệnh viện.
Triển khai ISO 22000:2018 giúp doanh nghiệp tiêu chuẩn hóa toàn bộ hoạt động quản lý sản xuất, kinh doanh
sự kiện🞄Thứ hai, 18/11/2024, 07:17
(CL&CS) - Hiện nay, ISO 22000:2018 được áp dụng nhiều tại các tổ chức, doanh nghiệp kinh doanh, hoạt động trong lĩnh vực thực phẩm và có liên quan đến thực phẩm, từ đó, giúp doanh nghiệp tiêu chuẩn hóa toàn bộ hoạt động quản lý sản xuất, kinh doanh.
4 bước triển khai đo lường năng suất tại doanh nghiệp
sự kiện🞄Thứ năm, 14/11/2024, 20:06
(CL&CS) - Để triển khai đo lường năng suất doanh nghiệp cần thực hiện qua 4 bước bao gồm: Chuẩn bị dữ liệu; Tính toán; Phân tích và cuối cùng là Cải tiến và duy trì.
anh đứcLorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit. Quis cum, ut esse cupiditate autem. Dolor est dolorem sunt, sequi omnis corporis cumque ratione accusamus ex deserunt, molestiae consequuntur natus beatae.