Thứ năm, 22/07/2021, 07:44 AM

Kiểm toán Nhà nước: Agribank có những khoản đầu tư không hiệu quả

(CL&CS) - Kiểm toán Nhà nước kết luận Agribank có những khoản đầu tư không hiệu quả hoặc hiệu quả thấp nên phải chịu trách nhiệm hàng ngàn tỷ đồng liên quan đến ALC II, ALC I, VGFM.

Kiểm toán Nhà nước đã công bố kết quả kiểm toán các tổ chức tài chính ngân hàng. Kết quả kiểm toán báo cáo tài chính, các hoạt động liên quan đến quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước năm 2019 đã chỉ ra nhiều điểm đáng chú ý. Trong đó, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) được nhắc đến trong nhiều vấn đề.

Đầu tư tài chính không hiệu quả hoặc hiệu quả thấp

Kiểm toán Nhà nước khẳng định trong năm 2019, một số đơn vị đầu tư tài chính không hiệu quả hoặc hiệu quả thấp. Agribank cũng nằm trong danh sách này. Kiểm toán Nhà nước cho biết cổ tức, lợi nhuận được chia bằng 1,17% vốn đầu tư.

Kiểm toán Nhà nước, Agribank còn phải chịu trách nhiệm về khoản tổn thất phải bồi thường cho Bảo hiểm xã hội Việt Nam theo phán quyết của Tòa án 862,64 tỷ đồng do Agribank bảo lãnh cho ALC II

Kiểm toán Nhà nước, Agribank còn phải chịu trách nhiệm về khoản tổn thất phải bồi thường cho Bảo hiểm xã hội Việt Nam theo phán quyết của Tòa án 862,64 tỷ đồng do Agribank bảo lãnh cho ALC II

Agribank đầu tư 294,41 tỷ đồng vào Công ty TNHH MTV Cho thuê tài chính II - ALC II đã phá sản và chấm dứt hoạt động, phải trích lập dự phòng 100% vốn đầu tư.

Ngoài ra theo Kiểm toán Nhà nước, Agribank còn phải chịu trách nhiệm về khoản tổn thất phải bồi thường cho Bảo hiểm xã hội Việt Nam theo phán quyết của Tòa án 862,64 tỷ đồng do Agribank bảo lãnh cho ALC II; 172,08 tỷ đồng vào Công ty TNHH MTV Cho thuê tài chính I - Agribank (ALC I) và 8,2 tỷ đồng vào Công ty TNHH Liên doanh Quản lý Đầu tư Agribank-VGFM phải trích lập dự phòng 100% vốn đầu tư; 1.250,91 tỷ đồng vào Công ty CP Chứng khoán Agribank phải trích lập dự phòng 92,34 tỷ đồng (lỗ lũy kế đến 31/12/2019 của Công ty là 360,6 tỷ đồng).

Không chỉ có vậy, Agribank còn bị chỉ ra hạch toán doanh thu, thu nhập, chi phí chưa phù hợp, chính xác. Agribank hạch toán thừa lãi dự thu 114,7 tỷ đồng.

Trước đó, trong báo cáo tài chính hợp nhất sau kiểm toán năm 2020 của Agribank, công ty kiểm toán Deloitte đến khả năng hoạt động liên tục của công ty con ALC I.

Cụ thể, Deloitte cho biết, theo báo cáo tài chính của ALC I, tại thời điểm 31/12/2020, ALC I có lỗ luỹ kế là 794 tỷ đồng và vốn chủ sở hữu âm 518 tỷ đồng. Ngoài ra, nợ phải trả của công ty bao gồm khoản nợ lãi phải trả đã quá hạn thanh toán là 452 tỷ đồng, trong đó 432 tỷ đồng là nợ lãi phải trả Agribank.

Mặc dù công ty đã thực hiện đàm phán với các đối tác về việc thực hiện thanh toán và cơ cấu nợ, nợ lãi phải trả vẫn chiếm 76,6% tổng nợ phải trả của ALC I. Deloitte đánh giá những điều kiện này cho thấy sự tồn tại của yếu tố không chắc chắn trọng yếu có thể dẫn tới nghi ngờ đáng kể về khả năng hoạt động liên tục của ALC I.

Chưa phân loại nợ phù hợp, trích lập dự phòng chưa chính xác

Kiểm toán Nhà nước khẳng định một số ngân hàng phân loại nợ chưa phù hợp.

Kiểm toán Nhà nước cho biết ngoại trừ các trường hợp năm 2020 các ngân hàng đã phân loại vào nhóm nợ cao hơn hoặc đã tất toán nợ vay nên Kiểm toán Nhà nước không điều chỉnh nhóm nợ.

Tại Agribank, Kiểm toán Nhà nước không điều chỉnh giảm dư nợ nhóm 1 là 2.874,96 tỷ đồng, nhóm 2 là 1.303,32 tỷ đồng; tăng dư nợ nhóm 3 là 2.057,69 tỷ đồng, nhóm 4 là 1.187,83 tỷ đồng, nhóm 5 là 932,76 tỷ đồng.

Kết quả kiểm toán còn điều chỉnh nhóm nợ tại Agribank là giảm dư nợ nhóm 1 là 1.128,63 tỷ đồng; tăng dư nợ nhóm 2 là 823,82 tỷ đồng, nhóm 3 là 184,77 tỷ đồng, nhóm 4 là 19,92 tỷ đồng, nhóm 5 là 100,12 tỷ đồng.

Trong khi đó, theo Kiểm toán Nhà nước, ngoại trừ các trường hợp năm 2020 các ngân hàng đã trích lập đầy đủ dự phòng hoặc đã tất toán nợ vay nên Kiểm toán Nhà nước không điều chỉnh tăng chi phí dự phòng rủi ro tín dụng tại Agribank 1.357,58 tỷ đồng. Kết quả kiểm toán còn điều chỉnh tăng chi phí dự phòng tại Agribank 97,16 tỷ đồng.

Ngân Hà

Bình luận

Nổi bật

Các nhiệm vụ, giải pháp đột phá bảo đảm mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên

Các nhiệm vụ, giải pháp đột phá bảo đảm mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên

sự kiện🞄Chủ nhật, 02/03/2025, 19:03

(CL&CS)- Chỉ thị số 05/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ nêu rõ, mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên trong năm 2025 là nhiệm vụ khó khăn, thách thức nhưng phải quyết tâm hoàn thành để tạo đà, tạo lực, tạo thế cho những năm sau tăng trưởng hai con số.

Chiến lược quốc gia về người cao tuổi đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2045

Chiến lược quốc gia về người cao tuổi đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2045

sự kiện🞄Thứ năm, 27/02/2025, 08:55

(CL&CS) - Phó Thủ tướng Lê Thành Long đã ký Quyết định số 383/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược quốc gia về người cao tuổi đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2045 (Chiến lược).

Thể chế hiện tại đang rất thuận lợi cho doanh nghiệp và thị trường bất động sản phát triển

Thể chế hiện tại đang rất thuận lợi cho doanh nghiệp và thị trường bất động sản phát triển

sự kiện🞄Thứ năm, 20/02/2025, 15:32

(CL&CS) - Quốc hội, Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước, các bộ ngành và địa phương đang có rất nhiều chính sách nhằm tháo gỡ một cách đồng bộ những nút thắt của thị trường bất động sản. Với thể chế như hiện tại là đang rất thuận lợi cho doanh nghiệp và thị trường bất động sản phát triển lành mạnh, bền vững.