Thứ năm, 24/10/2024, 09:45 AM

Kiểm soát chất lượng và phòng ngừa sai hỏng cho quá trình hàn trong cơ khí với tiêu chuẩn ISO 3834

(CL&CS) - Việc triển khai áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn ISO 3834 đã mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp cơ khí trên cả nước. Những doanh nghiệp được chứng nhận phù hợp với tiêu chuẩn ISO 3834 sẽ có nhiều lợi thế khi cạnh tranh trên thị trường.

Ngành cơ khí nước ta đóng vai trò rất quan trọng, là nền tảng và động lực cho các ngành khác phát triển. Ngành cơ khí có nhiệm vụ cung cấp toàn bộ trang thiết bị cho các ngành xi măng, vật liệu xây dựng, thiết bị y tế, chế tạo thiết bị điện, đóng tàu và trang thiết bị an ninh quốc phòng.

Tuy nhiên, trên thực tế, ngành Cơ khí đang gặp rất nhiều khó khăn do tỷ lệ nhập siêu vẫn cao hơn xuất khẩu; chất lượng sản phẩm cơ khí còn tồn tại nhiều hạn chế; doanh nghiệp chưa làm chủ được công tác thiết kế đối với các dự án lớn; năng lực, quản trị doanh nghiệp và sự phối hợp, liên kết còn chưa hiệu quả và chưa đáp ứng như kỳ vọng của các nhà đầu tư…

Thời gian qua, việc triển khai áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn ISO 3834 đã mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp cơ khí trên cả nước. Mặc dù lúc đầu áp dụng tiêu chuẩn này gặp những khó khăn nhất định trong tiếp cận nhưng sau đó doanh nghiệp đã dần phát huy vai trò của hệ thống quản lý chất lượng trong việc nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, giảm đáng kể chi phí chất lượng (trong đó có chi phí sửa chữa sản phẩm sai hỏng).

3

ISO 3834 là bộ tiêu chuẩn quốc tế được xây dựng bởi các chuyên gia trong lĩnh vực kỹ thuật hàn. Tương tự như ISO 9001, ISO 3834 cũng quy định những yêu cầu cho một Hệ thống quản lý chất lượng nhưng chỉ áp dụng đối với doanh nghiệp sản xuất sản phẩm bằng phương pháp hàn.

ISO 3834 không phải là tiêu chuẩn sản phẩm nhưng nó thường được sử dụng như những yêu cầu của sản phẩm, được sản xuất chủ yếu bằng phương pháp hàn, nhằm để kiểm soát chất lượng và phòng ngừa sai hỏng cho quá trình hàn.

Áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 3834 đòi hỏi thời gian và nỗ lực đáng kể của doanh nghiệp, tất cả nhân viên trong doanh nghiệp phải cam kết thực hiện tốt công việc của mình và thực hiện các hoạt động bổ sung cần thiết như: nâng cao kỹ năng thực hiện công việc, thực hiện nhiệm vụ mới, đảm bảo dòng chảy của thông tin... Khi bắt đầu áp dụng, cần có sự tham gia của các chuyên gia tư vấn bên ngoài giúp việc xem xét khách quan hơn cho doanh nghiệp.

Doanh nghiệp có thể quyết định tập trung vào một số hoạt động cơ bản để đạt được chứng nhận, tuy nhiên, các lợi ích thực tế về kinh tế và kỹ thuật từ việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 3834 chỉ đạt được khi các hoạt động liên quan đến các yêu cầu của bộ tiêu chuẩn này được doanh nghiệp thực hiện một cách có hiệu lực và hiệu quả thông qua hệ thống tài liệu quản lý chất lượng.

Những doanh nghiệp được chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn ISO 3834 sẽ có nhiều lợi thế khi cạnh tranh trên thị trường: Được khẳng định một cách rõ ràng rằng hệ thống quản lý chất lượng hàn (WMS) của doanh nghiệp phù hợp yêu cầu của ISO 3834; Được xác nhận giá trị một cách độc lập về sự hoàn thiện trong hoạt động hàn và năng lực chế tạo trong lĩnh vực sản xuất cơ khí đặc thù; Nâng cao năng lực cạnh tranh trong nước và quốc tế thông qua việc chứng minh sự phù hợp với các yêu cầu chất lượng hàn với tiêu chuẩn được thừa nhận quốc tế; Đáp ứng yêu cầu của chủ đầu tư hoặc nhà thầu vì ISO 3834 thường được sử dụng như một yêu cầu trong hợp đồng sản xuất, chế tạo bằng phương pháp hàn tại EU và nhiều nước công nghiệp phát triển.

Theo VietQ.vn

Bình luận

Nổi bật

Bắc Giang hướng dẫn triển khai quy định về quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng

Bắc Giang hướng dẫn triển khai quy định về quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng

sự kiện🞄Thứ tư, 20/11/2024, 14:14

(CL&CS)- Sở Xây dựng tỉnh Bắc Giang vừa có công văn hướng dẫn các cơ quan, đơn vị, địa phương, các tổ chức, cá nhân triển khai thực hiện các quy định về quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng.

Áp dụng HTQLCL ISO 9001 - từng bước cải tiến, giảm tác động tiêu cực khi giải quyết thủ tục hành chính

Áp dụng HTQLCL ISO 9001 - từng bước cải tiến, giảm tác động tiêu cực khi giải quyết thủ tục hành chính

sự kiện🞄Thứ tư, 20/11/2024, 14:12

(CL&CS) - Hệ thống quản lý chất lượng theo TCVN ISO 9001:2015 giúp vận hành cơ chế “một cửa” và “một cửa liên thông” của nhiều cơ quan, đơn vị hiệu quả hơn, giúp thấy rõ các vấn đề thuộc hoạt động nội bộ cơ quan khi giải quyết công việc.

Tiêu chuẩn GMP: Đảm bảo sản phẩm đến tay người tiêu dùng đạt chất lượng tốt nhất

Tiêu chuẩn GMP: Đảm bảo sản phẩm đến tay người tiêu dùng đạt chất lượng tốt nhất

sự kiện🞄Thứ tư, 20/11/2024, 14:11

(CL&CS) - Tiêu chuẩn GMP (Good Manufacturing Practice) là tiêu chuẩn thực hành sản xuất tốt được áp dụng trong ngành dược phẩm, thực phẩm, mỹ phẩm và các sản phẩm tiêu dùng khác để đảm bảo chất lượng sản phẩm từ quá trình sản xuất đến khi sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Mục tiêu chính của GMP là đảm bảo rằng sản phẩm được sản xuất và kiểm tra trong một môi trường kiểm soát chất lượng nghiêm ngặt, đáp ứng các yêu cầu về độ an toàn, hiệu quả và chất lượng.