Dự án tái định cư sử dụng vốn đầu tư công có được phân lô bán nền không?
Trường hợp các dự án khu tái định cư sử dụng vốn đầu tư công của UBND huyện, thành phố có được phân lô bán nền hay không là thắc mắc của không ít người.
Phân lô bán nền là gì?
Phân lô bán nền được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực bất động sản (BĐS). Theo như quy định của pháp luật, việc phân lô bán nền được hiểu là việc tách thửa đất đai để chuyển nhượng cho các tổ chức, cá nhân khác.
Trên thực tế, việc phân lô bán nền được hiểu là việc tách thửa đất đai trong các dự án đầu tư xây dựng của các chủ đầu tư, các dự án đầu tư xây dựng đã được Nhà nước cấp phép.
Đất phân lô bán nền được hiểu là khu đất mà đã được quy hoạch thành các lô có diện tích nhất định và chưa tiến hành xây dựng. Sau khi thực hiện thủ tục chuyển nhượng đất nền phân lô theo đúng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật, chủ sở hữu sẽ hoàn toàn có quyền triển khai xây dựng công trình.

Phân lô bán nền được hiểu là việc tách thửa đất đai trong các dự án đầu tư xây dựng của các chủ đầu tư, các dự án đầu tư xây dựng đã được Nhà nước cấp phép. Ảnh: Internet
Dự án tái định cư có vốn đầu tư công có được phân lô bán nền?
Liên quan đến vấn đề này, trên báo Điện tử Chính phủ có phần thắc mắc của công dân Nguyễn Văn Chiến (Quảng Nam) như sau: Nếu chủ đầu tư là UBND cấp huyện, cấp tỉnh thực hiện đất đấu giá thì có phải xây dựng nhà ở không hay giao đất cho người dân tự xây dựng? Các dự án khu tái định cư sử dụng vốn đầu tư công của UBND huyện, thành phố có được phân lô bán nền hay không?

Trước câu hỏi này, Bộ Xây dựng đã trả lời như sau:
Tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khoá XV đã thông qua Luật Kinh doanh bất động sản 29/2023/QH15 và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025.
Trong đó, tại chương IV của luật này đã quy định về kinh doanh quyền sử dụng đất đã có hạ tầng kỹ thuật trong dự án bất động sản, cụ thể:
Tại Điểm a, Khoản 1 Điều 28 Luật Kinh doanh bất động sản năm 2023 về hình thức kinh doanh quyền sử dụng đất đã có hạ tầng kỹ thuật trong dự án bất động sản quy định:
"1. Chủ đầu tư thực hiện kinh doanh quyền sử dụng đất đã có hạ tầng kỹ thuật trong dự án bất động sản theo các hình thức sau đây:
a) Chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã có hạ tầng kỹ thuật trong dự án bất động sản cho cá nhân tự xây dựng nhà ở là hình thức phân lô bán nền để cá nhân tự xây dựng nhà".
Việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã có hạ tầng kỹ thuật trong dự án bất động sản cho cá nhân tự xây dựng nhà ở đã được quy định cụ thể tại Mục 2 Chương IV của Luật Kinh doanh bất động sản năm 2023.
Theo đó, bên chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã có hạ tầng kỹ thuật trong dự án bất động sản cho cá nhân tự xây dựng nhà ở cần đáp ứng những điều kiện sau:
Căn cứ quy định tại Điều 32 Luật Kinh doanh bất động sản 2023, bên chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã có hạ tầng kỹ thuật trong dự án bất động sản cho cá nhân tự xây dựng nhà ở phải:
1. Là chủ đầu tư dự án bất động sản.
2. Đảm bảo điều kiện quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 9 và khoản 2 Điều 31 Luật Kinh doanh bất động sản 2023.
3. Đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính về đất đai gồm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất và các loại thuế, phí, lệ phí liên quan đến đất đai (nếu có) đối với Nhà nước theo quy định của pháp luật đối với phần diện tích đất đã có hạ tầng kỹ thuật trong dự án bất động sản đưa vào kinh doanh.
4. Trong trường hợp bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đầu tư, xây dựng, đất đai, nhà ở, kinh doanh bất động sản, thuế liên quan đến đất đã có hạ tầng kỹ thuật đưa vào kinh doanh quyền sử dụng đất thì phải thực hiện xong các quyết định xử phạt vi phạm hành chính trước khi ký kết các hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã có hạ tầng kỹ thuật trong dự án bất động sản.
An Nhiên
Bình luận
Nổi bật
Khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số có thể đóng góp 5% GDP
sự kiện🞄Thứ hai, 21/07/2025, 15:18
(CL&CS)- Đó là nhận định của Tư lệnh ngành Khoa học và Công nghệ (KH&CN), Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng.
Dừa tươi Việt Nam: Từ đặc sản địa phương đến ngành hàng tỷ USD
sự kiện🞄Thứ hai, 21/07/2025, 14:06
(CL&CS) - Năm 2024 kim ngạch xuất khẩu dừa tươi đạt 390 triệu USD, chiếm 31% tổng giá trị xuất khẩu ngành dừa và vươn lên vị trí thứ 3 trong danh sách các loại trái cây xuất khẩu chủ lực, chỉ sau sầu riêng và thanh long.
Nông sản bứt phá xuất khẩu: Cà phê, trái cây và bài toán chất lượng bền vững
sự kiện🞄Thứ năm, 17/07/2025, 17:23
(CL&CS) - Từ cột mốc hơn 5,4 tỷ USD cà phê đến 3,1 tỷ USD trái cây, xuất khẩu nông sản Việt sáu tháng đầu năm đang bứt tốc ngoạn mục. Song, trước hàng loạt tiêu chuẩn mới về nguồn gốc, môi trường và chất lượng từ các thị trường khó tính, bài toán phát triển bền vững đòi hỏi cả ngành nông nghiệp phải thay đổi tư duy mạnh mẽ hơn bao giờ hết.
anh đứcLorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit. Quis cum, ut esse cupiditate autem. Dolor est dolorem sunt, sequi omnis corporis cumque ratione accusamus ex deserunt, molestiae consequuntur natus beatae.