Thứ năm, 23/02/2023, 13:25 PM

Động lực nào để xây dựng nền nông nghiệp năng suất, chất lượng?

(CL&CS)- Phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo trở thành động lực quan trọng để xây dựng nền nông nghiệp có năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao, bền vững, thuộc nhóm dẫn đầu trong khu vực và quốc tế, gắn với xây dựng nông thôn mới hiện đại.

Tại Hội nghị triển khai Kế hoạch thực hiện "Chiến lược phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050" của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ngày 22/2, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến nhấn mạnh: phát triển khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo trở thành động lực quan trọng để xây dựng nền nông nghiệp có năng suất, chất lượng, hiệu quả, khả năng cạnh tranh cao, bền vững và gắn với xây dựng nông thôn mới hiện đại. 

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cho rằng, thành công của Chiến lược là việc tổ chức thực hiện. Trong bối cảnh thị trường thế giới thay đổi chóng mặt, các quốc gia cạnh tranh nhau bằng khoa học công nghệ, đòi hỏi thay đổi cách suy nghĩ, tiếp cận nhanh nhạy và hiệu quả. Nghiên cứu khoa học cần có sự phối hợp với doanh nghiệp để sản phẩm khoa học công nghệ ra được thị trường.Thứ trưởng yêu cầu các đơn vị ra soát lại rà soát lại cơ chế chính sách và đề xuất các giải pháp; đánh giá lại đội ngũ lực lượng làm khoa học công nghệ; trong đó nguồn nhân lực chất lượng cao. Thứ trưởng cũng giao Trung tâm Chuyển đổi số và Thống kê nông nghiệp nghiên cứu xây dựng cơ sở dữ liệu khoa học công nghệ của toàn ngành.

nang suat

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến chủ trì hội nghị

Thực hiện Chiến lược, bà Nguyễn Thị Thanh Thủy, Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề xuất sẽ thực hiện Đề án thí điểm Cơ chế hợp tác công tư (PPP) trong nghiên cứu phát triển khoa học, đổi mới sáng tạo và chuyển giao công nghệ ngành nông nghiệp giai đoạn 2023-2030; nghiên cứu và đề xuất tiếp tục đổi mới các cơ chế, chính sách liên quan đến hoạt động khoa học và công nghệ.

Bà Nguyễn Thị Thanh Thủy chia sẻ, hiện nay nguồn tài chính cho khoa học công nghệ không thiếu nhưng nằm ở những đầu mối khác nhau như: các chương trình quốc gia, nguồn từ địa phương, nguồn từ các doanh nghiệp trong khi ở bộ chỉ một phần nhỏ nhưng việc khai thác bên ngoài bộ của chúng ta còn rất yếu. Vai trò của các cơ quan nội tại trong bộ, các cục, các đơn vị, các trung tâm, các viện, các trường và khối các nhà khoa học là vô cùng quan trọng. Nếu không đổi mới tư duy thì việc huy động nguồn lực bên ngoài sẽ gặp rất nhiều khó khăn.

Theo ông Phạm Văn Toản, Phó giám đốc Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam, trong Chiến lược và Kế hoạch hành động vấn đề xây dựng cơ chế liên kết, hợp tác giữa tổ chức khoa học công nghệ với doanh nghiệp vẫn còn mờ nhạt. Cơ chế thu hút nguồn lực cấp vùng phục vụ cho khoa học công nghệ chưa có. Bên cạnh đó, cần xem xét các vấn đề về xây dựng cơ chế chuyển giao quyền khai thác, chuyển nhượng đối với các sản phẩm nghiên cứu; hình thành hệ sinh thái khởi nghiệp ngành nông nghiệp…

Đại diện Viện Khoa học thủy lợi Việt Nam cho biết, thời gian vừa qua, Viện cũng đã xây dựng các nhiệm vụ khoa học công nghệ trong tâm, sản phẩm mũi nhọn trong: an ninh nguồn nước, dự báo xâm nhập mặn, chất lượng nguồn nước, tích trữ nước…Để thực thi chiến lược hiệu quả, Viện Khoa học thủy lợi Việt Nam đề nghị sớm xây dựng kiến trúc cơ sở dữ liệu khoa học công nghệ cho toàn ngành; tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất, nguồn lực cho các viện, phòng thí nghiệm trong các viện.

Trong khi đó, Ông Phạm Văn Cường, Phó Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam kiến nghị việc đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực cho khoa học công nghệ; trong đó, có kế hoạch bồi dưỡng trong đào tạo, bồi dưỡng nhà khoa học đầu ngành. Việc hợp tác quốc tế trong ứng dụng khoa học công nghệ của các nước là rất cần thiết. Ngoài đơn vị là hợp tác quốc tế làm đầu mối, việc ứng dụng này cần có các nhà khoa học đã từng hợp tác về vấn đề đó để việc chuyển giao, ứng dụng nhanh phát huy hiệu quả.

Chiến lược phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 mục tiêu đặt ra là phát triển khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo trở thành động lực quan trọng để xây dựng nền nông nghiệp có năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao, bền vững, gắn với xây dựng nông thôn mới hiện đại.

Xây dựng tổ chức khoa học và công nghệ ngành nông nghiệp đủ tiềm lực và trình độ tạo ra các sản phẩm khoa học có giá trị cao, tiếp thu và làm chủ các công nghệ tiên tiến thế giới, chuyển giao ứng dụng, nhân rộng trong thực tiễn sản xuất.

Cùng với đó, xây dựng đội ngũ cán bộ KH&CN có tâm huyết, chuyên môn hóa cao, có kinh nghiệm, có khả năng nghiên cứu kết hợp tư vấn, chuyển giao sản phẩm KH&CN trong sản xuất, kinh doanh nông nghiệp góp phần đảm bảo chất lượng và nâng cao hiệu quả sử dụng các sản phẩm của nghiên cứu, chuyển giao...

Trung Kiên

Bình luận

Nổi bật

Ninh Thuận: Thúc đẩy hoạt động tăng năng suất của doanh nghiệp

Ninh Thuận: Thúc đẩy hoạt động tăng năng suất của doanh nghiệp

sự kiện🞄Thứ sáu, 26/04/2024, 16:07

(CL&CS) - UBND tỉnh Ninh Thuận vừa ban hành Kế hoạch số 1489/KH-UBND về tổng thể nâng cao năng suất chất lượng dựa trên nền tảng khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo (KHCN&ĐMST) trên địa bàn tỉnh năm 2024.

Kinh doanh hướng đến phát triển xanh, bền vững

Kinh doanh hướng đến phát triển xanh, bền vững

sự kiện🞄Thứ tư, 24/04/2024, 14:53

(CL&CS) - Ngày nay, người tiêu dùng (NTD) đang dần thay đổi thói quen của mình và hướng đến tiếp cận những sản phẩm xanh, hàng hóa xanh, thân thiện với môi trường.

Đồng Nai: Hưởng ứng Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới năm 2024 với các mục tiêu phát triển bền vững

Đồng Nai: Hưởng ứng Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới năm 2024 với các mục tiêu phát triển bền vững

sự kiện🞄Thứ tư, 24/04/2024, 13:49

(CL&CS) - Nhằm tôn vinh vai trò của sở hữu trí tuệ (SHTT) trong đời sống kinh tế - xã hội, nâng cao nhận thức của cộng đồng về SHTT, Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) đã chọn ngày 26/4 hàng năm là “Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới”. Dịp này, tỉnh Đồng Nai cũng đã ban hành kế hoạch tổ chức các hoạt động chào mừng Ngày SHTT.