Thứ tư, 08/12/2021, 15:02 PM

Doanh thu xuất khẩu ngành dệt may đạt 39 tỷ USD

(CL&CS) - Theo VITAS, việc sản xuất của doanh nghiệp được khôi phục vào cuối năm 2021 đã giúp ngành dệt may đạt 39 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu, tương đương với năm 2019.

VITAS cho biết Hiệp hội đã xây dựng 3 kịch bản cho ngành dệt may trong năm 2022. (Ảnh: minh họa)

VITAS cho biết Hiệp hội đã xây dựng 3 kịch bản cho ngành dệt may trong năm 2022. (Ảnh: minh họa)

Năm 2021 là năm cực kỳ khó khăn của ngành dệt may Việt Nam. Từng đặt ra 3 kịch bản về đích, trong đó kịch bản tệ nhất là xuất khẩu toàn ngành chỉ đạt 33,5 - 34 tỷ USD nhưng nhờ sản xuất cải thiện trong 2 tháng qua, xuất khẩu dệt may đã có nhiều kết quả khả quan.

Theo thông tin từ Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) thì việc sản xuất của doanh nghiệp được khôi phục vào cuối năm 2021 đã giúp ngành dệt may đạt 39 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu, tương đương với năm 2019.

Trong đó, hàng may mặc đạt 28,9 tỷ USD, tăng 4% so với năm 2020; xơ, sợi dự kiến đạt 5,5 tỷ, tăng trên 49% chủ yếu xuất khẩu sang Trung Quốc...

Mỹ vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất của dệt may Việt Nam với 15,9 tỷ USD, tăng 12% so với năm 2020; EU đạt 3,7 tỷ USD, tăng 14%; Hàn Quốc đạt 3,6 tỷ USD và Trung Quốc 4,4 tỷ USD chủ yếu là xuất khẩu sợi.

Về tình hình thị trường dệt may năm 2022, đại diện VITAS dự báo, tình hình dịch bệnh trên thế giới và Việt Nam vẫn diễn biến rất phức tạp, khó lường. Song tín hiệu tích cực là các thị trường lớn như Mỹ, EU… đã mở cửa trở lại và nhất là Việt Nam đã thay đổi chính sách từ zero Covid-19 sang vừa thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 vừa phục hồi và phát triển kinh tế theo Nghị quyết 128/NQ-CP.

VITAS cho biết, Hiệp hội đã xây dựng mục tiêu cho năm 2022 theo 3 kịch bản: Kịch bản tích cực nhất, phấn đấu đạt kim ngạch xuất khẩu 42,5 - 43,5 tỷ USD, nếu tình hình dịch bệnh được kiểm soát cơ bản vào quý 1/2022.

Kịch bản trung bình đạt 40 - 41 tỷ USD, nếu tình hình dịch bệnh được kiểm soát giữa năm.

Kịch bản thấp nhất đạt 38 - 39 tỷ USD, trường hợp dịch bệnh còn diễn biến phức tạp, kéo dài đến cuối năm 2022.

Bảo Phương

Bình luận

Nổi bật

Công cụ BSC nâng tầm vị thế, tăng năng suất và chất lượng doanh nghiệp

Công cụ BSC nâng tầm vị thế, tăng năng suất và chất lượng doanh nghiệp

sự kiện🞄Thứ sáu, 06/06/2025, 11:34

(CL&CS) - Doanh nghiệp Việt Nam đứng trước yêu cầu không chỉ nâng cao năng suất mà còn phải đảm bảo chất lượng sản phẩm dịch vụ để khẳng định vị thế vững chắc trên thị trường trong nước và quốc tế. Balanced Scorecard (BSC) – Thẻ điểm cân bằng đã trở thành công cụ đắc lực giúp nhiều doanh nghiệp đạt được những mục tiêu này một cách hiệu quả và bền vững.

Phó Thủ tướng Lê Thành Long: Thúc đẩy mạnh mẽ, toàn diện chuyển đổi số y tế

Phó Thủ tướng Lê Thành Long: Thúc đẩy mạnh mẽ, toàn diện chuyển đổi số y tế

sự kiện🞄Thứ sáu, 06/06/2025, 11:31

Ngày 6/6, tại Hà Nội, Phó Thủ tướng Lê Thành Long đã dự và phát biểu tại Diễn đàn đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực y tế.

Nâng chuẩn an toàn, tăng năng suất: Ngành thực phẩm và hành trình ứng dụng 7 công cụ kiểm soát chất lượng

Nâng chuẩn an toàn, tăng năng suất: Ngành thực phẩm và hành trình ứng dụng 7 công cụ kiểm soát chất lượng

sự kiện🞄Thứ sáu, 06/06/2025, 10:17

(CL&CS) - Hiện nay, những doanh nghiệp biết kiểm soát chất lượng một cách khoa học và bền vững mới có thể giữ vững niềm tin với người tiêu dùng. 7 công cụ kiểm soát chất lượng chính là những phương pháp giúp doanh nghiệp nâng chuẩn an toàn, tăng năng suất và tạo dựng lợi thế dài hạn. Hành trình của Công ty Thực phẩm An Lạc là một minh chứng sống động cho hiệu quả của cách làm này.