Chủ đầu tư không hào hứng với việc mức giá BĐS tăng quá cao

Chi phí xây dựng tăng và việc tuân thủ quy định mới có thể gây ra thách thức cho các nhà phát triển bất động sản, từ đó ảnh hưởng đến giá nhà.

Năm 2024 ghi nhận mức quan tâm lớn đến các vấn đề về giá bất động sản và khó khăn khi sở hữu bất động sản. Tại Hà Nội và TP.HCM, nơi có nhu cầu bức thiết về nhà ở, giá bất động sản đã tăng mạnh, nhất là loại hình căn hộ chung cư, phân khúc phục vụ nhu cầu ở thực.

thi-truong-bat-dong-san-dao-chieu-nhung-cham-phuc-hoi-20240920184701

Chuyên gia cho rằng, các chủ đầu tư không hào hứng với việc mức giá tăng quá cao, mà họ hy vọng giá tăng ở mức độ vừa phải. Sự tăng trưởng quá nóng thường không mang tính ổn định, gây bất lợi cho cả chủ đầu tư lẫn người mua nhà. Chủ đầu tư cũng không được lời nhiều hơn, người mua nhà thì hoàn toàn chịu thiệt thòi.

Bản thân các doanh nghiệp cũng phải chịu áp lực không hề nhỏ khi giá đất tăng mạnh, cùng với chi phí sử dụng đất mà chủ đầu tư phải chi trả. Những yếu tố này đã đẩy giá bán cuối cùng lên mức khó tiếp cận. Cụ thể, với mức giá 50 triệu đồng/m2 thì cấu thành sẽ bao gồm 40% là chi phí xây dựng, 20% là giá đất và tiền sử dụng đất, 20% là chi phí tài chính, chủ yếu là chi phí vay vốn. Ngoài ra, còn có các chi phí khác như thiết kế, quản lý dự án, sau bán hàng, chi phí marketing, tổng cộng khoảng 10%. Thực tế, phần lợi nhuận chỉ còn lại khoảng 10%. Tuy nhiên, với những dự án có quỹ đất rẻ được mua từ trước hoặc tận dụng nguồn vốn ứng trước từ khách hàng, chi phí tài chính có thể giảm đáng kể, giúp tăng biên lợi nhuận lên khoảng 30%.

Nhà đầu tư thường kỳ vọng lợi nhuận ở mức 7%/năm, tương đương 35% cho một dự án kéo dài 5 năm. Điều này giúp đảm bảo họ thu hồi vốn và đạt được kỳ vọng lợi nhuận cổ đông. Tuy nhiên, không phải dự án nào cũng đạt được mức lợi nhuận này, đặc biệt nếu quản lý không hiệu quả hoặc thị trường biến động. Bởi thế, việc giảm giá bán là khó xảy ra.

Bà Phạm Thị Miền - Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu đánh giá thị trường bất động sản Việt Nam (VARS IRE) cũng nhìn nhận, các quy định pháp luật mới, đặc biệt liên quan đến bảng giá đất, khiến các khoản tài chính tạo quỹ đất cho dự án nhà ở tăng lên.

Trong ngắn hạn, các chủ đầu tư sẽ phải đối diện với thực trạng chi phí đầu vào tăng, do các chi phí liên quan đến tiền đền bù, giải phóng mặt bằng, tiền sử dụng đất… vốn đã chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu chi phí phát triển dự án tăng thêm.

“Đây là thách thức đối với các chủ đầu tư trong việc lên kế hoạch phát triển dự án, khi buộc phải đẩy giá bán lên cao để đảm bảo lợi nhuận, dẫn đến rủi ro thanh khoản và khả năng thu hồi vốn”, bà Miền nói.

Trước thực trạng giá bất động sản tăng cao, bà Dương Thùy Dung, Giám đốc điều hành CBRE Việt Nam cho rằng, để giảm áp lực giá nhà và đáp ứng nhu cầu ở thực, cần mở rộng phát triển đô thị ra các khu vực ngoại thành. Đầu tư hạ tầng cần đi đôi với tiện ích xã hội như trường học, bệnh viện, khu vui chơi để thu hút người dân đến khu vực ngoại vi, giảm áp lực lên khu vực trung tâm.

Ví dụ, tại Hà Nội, các khu vực như Long Biên, Gia Lâm, Tây Mỗ được hưởng lợi từ mạng lưới giao thông tốt, giúp người dân dễ dàng di chuyển mà không mất quá nhiều thời gian.

Tại TP.HCM, việc phát triển các khu đô thị ngoại vi như Củ Chi hay Nhà Bè vẫn còn gặp nhiều trở ngại do thiếu kết nối hạ tầng. Để cải thiện, chính quyền cần ưu tiên đầu tư vào các tuyến đường vành đai và cao tốc, từ đó tạo điều kiện phát triển quỹ đất giá hợp lý cho nhà ở thương mại.

Ông Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch Hội Môi giới bất động sản Việt Nam khuyến nghị, cần sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý, doanh nghiệp và cộng đồng để cân bằng cung - cầu. Về phía cung, cần tăng nguồn cung nhà ở giá rẻ, cải thiện hạ tầng vùng ven và xây dựng các chính sách tài chính hỗ trợ hiệu quả. Các cấp chính quyền, đặc biệt là các địa phương cần tạo điều kiện phát triển nhà ở thương mại giá rẻ, nhà ở xã hội để thu hút đầu tư.

Về phía cầu, người dân cần có kế hoạch tài chính rõ ràng, tận dụng các chương trình hỗ trợ và sẵn sàng linh hoạt trong việc lựa chọn nơi ở. Chỉ khi đó, bài toán nhà ở mới có thể được giải quyết một cách hiệu quả, mang lại lợi ích cho cả cá nhân và xã hội. Mở rộng nhu cầu sang vùng ven, nơi giá thấp hơn, cũng là giải pháp hiệu quả. Với hạ tầng giao thông được đầu tư như đường cao tốc và metro, các dự án vùng ven vẫn đảm bảo kết nối thuận tiện với trung tâm.

Thuê nhà là lựa chọn tạm thời phù hợp để tiết kiệm tích lũy, tránh gánh nặng trả nợ mua nhà. Người dân nên dành không quá 1/3 thu nhập cho thuê nhà để cân bằng cuộc sống. Cuối cùng, người dân có thể tận dụng các chính sách hỗ trợ như thanh toán linh hoạt, lãi suất ưu đãi và vay mua nhà khi đã tích lũy khoảng 50% giá trị căn nhà. Điều này giúp giảm áp lực tài chính và hiện thực hóa ước mơ sở hữu nhà.

Minh Phú

Bình luận

Nổi bật

Cùng Vinamilk check-in metro Bến Thành – Suối Tiên

Cùng Vinamilk check-in metro Bến Thành – Suối Tiên

sự kiện🞄Thứ năm, 09/01/2025, 16:22

(CL&CS) - Tuyến metro Bến Thành – Suối Tiên (TP.HCM) được đưa vào hoạt động với 1 tháng cho người dân đi trải nghiệm miễn phí khiến ai cũng háo hức. Cùng với hàng ngàn hành khách lần đầu tiên đi metro, nhiều sản phẩm Vinamilk lần đầu tiên ra mắt cũng check-in tại 5 ga trên hành trình này.

2 phân khúc bất động sản có xu hướng tăng giá

2 phân khúc bất động sản có xu hướng tăng giá

sự kiện🞄Thứ năm, 09/01/2025, 13:35

Bước sang năm 2025, phân khúc căn hộ chung cư, nhà liền thổ được dự báo vẫn tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ cả về giá bán lẫn nguồn cung.

The Global City: cuộc gặp gỡ đầy cảm hứng giữa triết lý “đô thị vị nhân sinh” và những nguyên tắc thiết kế bền vững

The Global City: cuộc gặp gỡ đầy cảm hứng giữa triết lý “đô thị vị nhân sinh” và những nguyên tắc thiết kế bền vững

sự kiện🞄Thứ năm, 09/01/2025, 10:15

KTS. Jan Gehl trong cuốn “Đô thị vị nhân sinh" đã viết: “Một thành phố tốt cần giống như một bữa tiệc vui. Khách khứa nán lại bởi vì họ cảm thấy thích thú”. Theo đó, thành phố tốt phải là một thành phố năng động, tiện nghi, an toàn, nơi mà con người là chủ thể trọng tâm, được kết nối với thiên nhiên và hạnh phúc mỗi ngày với các giá trị sống bền vững.