Thứ tư, 16/07/2025, 07:22 AM

Doanh nghiệp đăng ký mới tăng mạnh sau Nghị quyết 68-NQ/TW

(CL&CS)- Sau khi Nghị quyết 68-NQ/TW về đổi mới và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể được ban hành, môi trường kinh doanh và khung pháp lý thông thoáng hơn đã góp phần thúc đẩy số lượng doanh nghiệp đăng ký mới tăng mạnh trong nửa đầu năm 2025.

Theo báo cáo của Bộ Tài chính, trong 6 tháng đầu năm 2025, cả nước có gần 91.200 doanh nghiệp thành lập mới, tăng hơn 60% so với cùng kỳ năm trước. Riêng trong tháng 6, có hơn 124.300 hộ kinh doanh đăng ký mới, gấp đôi so với cùng kỳ 2024.

Số lượng doanh nghiệp quay trở lại hoạt động cũng tăng mạnh, đạt trên 61.500 doanh nghiệp trong nửa đầu năm, tương đương mức tăng 57%. Bộ Tài chính đánh giá đây là tín hiệu tích cực, thể hiện hiệu ứng lan tỏa nhanh và mạnh của các chính sách cải cách về thể chế, điều kiện kinh doanh, cũng như niềm tin được củng cố từ phía thị trường.

t5

Doanh nghiệp đăng ký mới tăng mạnh sau Nghị quyết 68-NQ/TW

Điểm đáng chú ý là các chỉ số tăng trưởng này xuất hiện chỉ trong vòng hai tháng sau khi ba văn kiện quan trọng về kinh tế tư nhân đồng loạt được ban hành, gồm Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 198/2025/QH15 của Quốc hội và Nghị quyết số 139/NQ-CP của Chính phủ.

Cả 3 văn bản đều xác định kinh tế tư nhân là “một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia”, đồng thời đề ra hàng loạt cơ chế đột phá để thúc đẩy khu vực này phát triển thực chất.

Không chỉ là con số, sự gia tăng về lượng còn phản ánh những cải thiện căn cơ về môi trường đầu tư kinh doanh. Theo đánh giá, trong vài năm gần đây, việc mở rộng cửa thị trường, giảm chi phí tuân thủ pháp luật và đơn giản hóa thủ tục đăng ký kinh doanh đã tạo điều kiện thuận lợi hơn cho doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ và hộ kinh doanh gia nhập thị trường chính thức.

Để duy trì ngọn lửa tinh thần kinh doanh

Làn sóng doanh nghiệp thành lập mới trong 6 tháng đầu năm 2025, cùng với tinh thần cải cách từ Nghị quyết 68-NQ/TW đã thắp lên ngọn lửa tinh thần doanh nhân trong giai đoạn phát triển mới. Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy, việc khởi sự kinh doanh ở Việt Nam vẫn chưa dễ dàng và rủi ro thất bại còn rất lớn. Không ít doanh nghiệp chỉ tồn tại trong thời gian ngắn, hoặc rơi vào tình trạng sống lay lắt do thiếu vốn, thiếu năng lực quản trị và gặp rào cản pháp lý ngay từ những bước đầu.

Vì vậy, điều quan trọng giai đoạn hiện nay không chỉ là khuyến khích khởi nghiệp bằng thể chế trên giấy, hay một vài chính sách ưu đãi ban đầu, mà cần thiết lập một hệ sinh thái hỗ trợ lâu dài, tạo điều kiện để doanh nghiệp non trẻ có thể đứng vững, phát triển và tái khởi nghiệp khi cần. Việc giữ ngọn lửa tinh thần kinh doanh sáng mãi đòi hỏi sự kiên trì, nhất quán và cải cách thể chế ở cấp độ sâu hơn.

Trước hết, cần đẩy nhanh việc thể chế hóa Nghị quyết 68-NQ/TW bằng hệ thống pháp luật đồng bộ, minh bạch, đặc biệt với các lĩnh vực mới như kinh tế số, tài chính công nghệ, đổi mới sáng tạo. Việc chuyển từ “tiền kiểm” sang “hậu kiểm” phải được thực thi nhất quán ở tất cả các cấp chính quyền, tránh tình trạng mỗi nơi một cách hiểu, một cách làm.

Thứ hai, cần cải thiện thực chất khả năng tiếp cận vốn của doanh nghiệp khởi nghiệp thông qua các quỹ bảo lãnh tín dụng, quỹ đầu tư khởi nghiệp, đồng thời khuyến khích ngân hàng phát triển sản phẩm tín dụng phù hợp với doanh nghiệp nhỏ, không dựa đơn thuần vào tài sản thế chấp.

Thứ ba, cần phát triển hệ sinh thái hỗ trợ khởi nghiệp, từ vườn ươm, mạng lưới cố vấn, chương trình đào tạo đến nền tảng kết nối với thị trường và nhà đầu tư nhằm nâng cao tỷ lệ doanh nghiệp có thể tồn tại và tăng trưởng sau khi gia nhập thị trường.

Song song đó, chính sách thuế và chi phí đầu vào cũng cần được điều chỉnh theo hướng ưu đãi có chọn lọc, cho phép doanh nghiệp khởi nghiệp được miễn, giảm thuế trong thời gian đầu, khấu trừ chi phí R&D, chuyển đổi số, đào tạo nhân lực.

Cuối cùng, cần cải cách thủ tục phá sản, giải thể và cơ chế rút lui khỏi thị trường theo hướng nhanh gọn, minh bạch, để khuyến khích khởi nghiệp trở lại, giảm chi phí rủi ro cho doanh nhân.

Những giải pháp trên nếu được triển khai đồng bộ và quyết liệt, sẽ không chỉ duy trì làn sóng khởi nghiệp hiện nay, mà còn giúp hình thành một thế hệ doanh nghiệp tư nhân năng động, sáng tạo, có khả năng vươn lên trở thành lực lượng nòng cốt của nền kinh tế, xứng đáng là “động lực quan trọng nhất” của nền kinh tế quốc gia.

Việc số lượng doanh nghiệp thành lập mới tăng mạnh sau khi Nghị quyết 68-NQ/TW được ban hành là minh chứng cho sự tác động tích cực của chính sách đến thực tiễn kinh tế. Tuy nhiên, để duy trì đà tăng trưởng này, cần tiếp tục hoàn thiện thể chế, nâng cao năng lực hỗ trợ và tháo gỡ những nút thắt trong quá trình triển khai.

Trung Kiên

Bình luận

Nổi bật

Doanh nghiệp đăng ký mới tăng mạnh sau Nghị quyết 68-NQ/TW

Doanh nghiệp đăng ký mới tăng mạnh sau Nghị quyết 68-NQ/TW

sự kiện🞄Thứ tư, 16/07/2025, 07:22

(CL&CS)- Sau khi Nghị quyết 68-NQ/TW về đổi mới và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể được ban hành, môi trường kinh doanh và khung pháp lý thông thoáng hơn đã góp phần thúc đẩy số lượng doanh nghiệp đăng ký mới tăng mạnh trong nửa đầu năm 2025.

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm việc với lãnh đạo các tỉnh, thành phố Đồng bằng sông Cửu Long

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm việc với lãnh đạo các tỉnh, thành phố Đồng bằng sông Cửu Long

sự kiện🞄Chủ nhật, 13/07/2025, 15:43

Sáng 13/7, tại thành phố Cần Thơ, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị về tình hình thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp; tiến độ triển khai các dự án giao thông trọng điểm và Đề án phát triển bền vững 1 triệu ha lúa chuyên canh vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Bộ Công Thương ban hành kế hoạch phát triển kinh tế tư nhân

Bộ Công Thương ban hành kế hoạch phát triển kinh tế tư nhân

sự kiện🞄Thứ sáu, 11/07/2025, 20:52

(CL&CS) - Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên mới ký Quyết định 1938/QĐ-BCT ngày 3/7 về việc ban hành kế hoạch của Bộ Công Thương thực hiện các Nghị quyết của Bộ Chính trị, Quốc hội, Chính phủ về phát triển kinh tế tư nhân.