Phát triển OCOP thành thương hiệu Quốc gia đạt chuẩn quốc tế trên thị trường toàn cầu

(CL&CS)- Phát triển các sản phẩm OCOP mang thương hiệu Quốc gia được bảo vệ và quảng bá bằng chính sách phù hợp để đưa sản phẩm Việt Nam đến với thị trường trong và ngoài nước.

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Trần Thanh Nam cho biết, tính đến thời điểm hiện tại, cả nước có 16.855 sản phẩm OCOP đạt từ 3 sao trở lên, trong đó 76,2% là sản phẩm 3 sao, 22,7% là 4 sao và 126 sản phẩm đạt 5 sao – được công nhận là sản phẩm quốc gia. Có tổng cộng 9.822 chủ thể OCOP, trong đó 32,9% là hợp tác xã, 25,3% là doanh nghiệp nhỏ, 33,5% là hộ sản xuất, cơ sở kinh doanh và phần còn lại là tổ hợp tác. Đáng chú ý, có tới 40% chủ thể là phụ nữ và 17,1% là người dân tộc thiểu số. Hiện hơn 3.000 hợp tác xã đã tham gia sản xuất sản phẩm OCOP, cho thấy tính lan tỏa của chương trình.

Sản phẩm OCOP không chỉ góp phần phát triển sản xuất nông nghiệp, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa, phát huy tri thức bản địa. Nhờ bộ tiêu chí rõ ràng và quy trình đánh giá chặt chẽ, các sản phẩm OCOP ngày càng đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng, an toàn thực phẩm, mẫu mã thân thiện môi trường và phù hợp với thị trường trong nước, quốc tế.

ocop-1687158938954799972306

Phát triển OCOP thành thương hiệu Quốc gia đạt chuẩn quốc tế trên thị trường toàn cầu

Bên cạnh những kết quả nổi bật, nhiều sản phẩm OCOP gặp khó khăn do thiếu vùng nguyên liệu ổn định, hạn chế trong ứng dụng công nghệ, khó tiếp cận tín dụng đầu tư – trong khi phần lớn chủ thể OCOP là cơ sở sản xuất nhỏ lẻ. Thực tế này đòi hỏi chính sách hỗ trợ cụ thể từ các cấp chính quyền để các doanh nghiệp, hợp tác xã có thể đầu tư máy móc, nhà xưởng, công nghệ bảo quản, đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng và truy xuất nguồn gốc.

Đáng chú ý, trong thời gian qua, một số siêu thị quốc tế đánh giá cao sản phẩm OCOP Việt Nam song phản ánh nguồn cung còn hạn chế. Do đó, thay vì chạy theo số lượng, chương trình hướng đến nâng cao chất lượng, tăng tính đặc thù, giá trị văn hóa và khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Với tầm nhìn dài hạn, Bộ Nông nghiệp và Môi trường nhấn mạnh định hướng phát triển OCOP thành thương hiệu quốc gia – không chỉ là sản phẩm của từng thôn, xã – mà được bảo hộ sở hữu trí tuệ, có hệ thống quảng bá và chính sách hỗ trợ mở rộng thị trường. Việc hoàn thiện khung pháp lý và đầu tư bài bản cho OCOP sẽ góp phần nâng cao giá trị nông sản Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp cho ý kiến đối với đề xuất sửa đổi Bộ tiêu chí và quy trình đánh giá, phân hạng sản phẩm thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) cho phù hợp với mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đánh giá, từ khi triển khai, nhờ các chính sách và sự quan tâm của địa phương, Chương trình OCOP đã có tác động sâu sắc, nâng cao chất lượng sản xuất, thương mại hóa hàng hóa nông sản, đưa sản phẩm Việt Nam đến với thị trường trong và ngoài nước. Đây là chương trình có ý nghĩa rất lớn, góp phần gia tăng giá trị sản phẩm của nông dân, giúp họ từng bước tham gia vào thị trường toàn cầu.

Đến nay, Chương trình OCOP đã bước sang một giai đoạn mới, vì vậy, Quyết định 148 về ban hành Bộ tiêu chí và quy định đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình OCOP cần được hoàn thiện hơn nữa, phù hợp với năng lực quản lý của địa phương, nhằm phát huy hết giá trị, sứ mệnh mà Chương trình OCOP mang lại.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh, sản phẩm OCOP cần được nhìn nhận như một thương hiệu quốc gia, không chỉ dừng lại ở quy mô địa phương. Do đó, việc tổ chức đánh giá, công nhận phải bảo đảm tính chuyên môn, khách quan, liên ngành và nhất quán, gắn với tiêu chuẩn, quy chuẩn chất lượng cao. Về thẩm quyền đánh giá, Phó Thủ tướng thống nhất quan điểm sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên nên do cấp tỉnh thực hiện trong giai đoạn hiện nay. Trong trường hợp phân cấp cho xã thì các địa phương phải có đề án riêng, bảo đảm điều kiện tổ chức, con người, kiến thức và cơ chế phối hợp.

Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ NN&MT khẩn trương tiếp thu, hoàn thiện dự thảo sửa đổi Quyết định số 148, trình Thủ tướng Chính phủ ký ban hành, tránh để xảy ra khoảng trống chính sách sau khi thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp.

Thế Anh

Bình luận

Nổi bật

Phát triển OCOP thành thương hiệu Quốc gia đạt chuẩn quốc tế trên thị trường toàn cầu

Phát triển OCOP thành thương hiệu Quốc gia đạt chuẩn quốc tế trên thị trường toàn cầu

sự kiện🞄Thứ ba, 15/07/2025, 10:33

(CL&CS)- Phát triển các sản phẩm OCOP mang thương hiệu Quốc gia được bảo vệ và quảng bá bằng chính sách phù hợp để đưa sản phẩm Việt Nam đến với thị trường trong và ngoài nước.

Biệt thự liền kề tại Hà Nội: Nguồn cung tăng mạnh nhưng giá vẫn neo ở mức cao?

Biệt thự liền kề tại Hà Nội: Nguồn cung tăng mạnh nhưng giá vẫn neo ở mức cao?

sự kiện🞄Thứ ba, 15/07/2025, 09:36

Theo một đơn vị nghiên cứu thị trường, trong 6 tháng đầu năm 2025, nguồn cung nhà thấp tầng tại Hà Nội liên tục bổ sung với hơn 2.500 căn song giá bán duy trì đắt đỏ, trung bình 230 triệu đồng/m2.

Đầu tư bất động sản “chạy” theo hạ tầng, có nên mạnh tay “rót vốn”?

Đầu tư bất động sản “chạy” theo hạ tầng, có nên mạnh tay “rót vốn”?

sự kiện🞄Thứ ba, 15/07/2025, 09:36

Trên thị trường bất động sản, những khu vực có hạ tầng đầu tư tốt thường dễ mua bán, dễ cho thuê hơn các khu vực khác. Đặc biệt, tại các tuyến hạ tầng trọng điểm, đường vành đai, cao tốc, metro sẽ tạo ra xu hướng xây dựng đô thị ly tâm phát triển.