Thứ năm, 16/12/2021, 08:51 AM

Châu Âu: Tâm dịch COVID-19 của thế giới

(CL&CS) - Trong 24 giờ qua, thế giới có thêm 651.163 ca nhiễm virus SARS-CoV-2, 7.110 ca tử vong, nâng tổng số ca mắc COVID-19 trên toàn cầu vượt 272 triệu và hơn 5,3 triệu người tử vong. Châu Âu đang đối mặt với làn sóng bùng phát COVID-19 mới, kể cả biến chủng Omicron.

Trong mấy ngày qua, số ca mắc bệnh và tử vong đang có xu hướng tăng trở lại  ở châu Âu, với hơn 50% số ca mắc COVID-19 toàn cầu tập trung tại châu lục này.

Giới chức y tế liên bang và các vùng của Đức đã nhất trí miễn yêu cầu xét nghiệm trước khi vào các cơ sở giải trí đối với những người đã tiêm mũi tăng cường nhằm khuyến khích người dân và giảm tải công tác xét nghiệm. Tuy nhiên, dân sẽ vẫn phải có xét nghiệm âm tính mới được vào bệnh viện và các nhà dưỡng lão. Khoảng 69,9% dân số Đức đã tiêm 2 mũi vaccine ngừa COVID-19 và 23,8% đã tiêm mũi tăng cường.

Italia đã siết chặt quy định nhập cảnh đối với du khách từ các nước khác thuộc Liên minh châu Âu (EU): yêu cầu xét nghiệm COVID-19 đối với tất cả các trường hợp nhập cảnh và cách ly 5 ngày đối với những người chưa tiêm chủng, sẽ có hiệu lực từ ngày 16/12 - 31/1/2022.

Châu Âu đang đối mặt với làn sóng bùng phát COVID-19 (Ảnh: Reuters)

Châu Âu đang đối mặt với làn sóng bùng phát COVID-19 (Ảnh: Reuters)

Pháp bắt đầu áp đặt các quy định mới nhằm siết chặt các biện pháp phòng chống dịch, trong đó có việc bắt buộc những người trên 65 tuổi sẽ phải tiêm liều vaccine tăng cường, nếu không muốn “thẻ y tế” của họ mất hiệu lực (Thẻ là một mã QR được cài trên thiết bị di động, trong đó thể hiện các dữ liệu cho thấy chủ nhân đã được tiêm chủng đầy đủ hay chưa, có mắc COVID-19 thời gian gần đây hoặc kết quả xét nghiệm ra sao với virus SARS-CoV-2). Người dân Pháp phải xuất trình thẻ này khi tới các nhà hàng, quán cà phê, đi tàu giữa các thành phố hoặc tới các địa điểm văn hóa như rạp chiếu phim hay viện bảo tàng.

Hiện Pháp đã thực hiện gần 16 triệu mũi tiêm tăng cường, tự tin sẽ đạt mục tiêu 20 triệu mũi tiêm tăng cường vaccine trước lễ Giáng sinh và Tết dương lịch 2022.

Ngày 15/12, Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát Dịch bệnh châu Âu (ECDC) cảnh báo, biến thể Omicron có khả năng làm tăng số ca nhập viện và tử vong tại châu Âu, gây ra các ca nhiễm mới tại đây vào tháng 1 hoặc tháng 2/2022. Theo ECDC, tuy biến thể Omicron gây ra bệnh lý ít nghiêm trọng hơn, nhưng nó sẽ lây lan nhanh chóng theo cấp số nhân.

Trong một cảnh báo nghiêm khắc đối với châu Âu, báo cáo đánh giá rủi ro nhanh mới nhất của ECDC đã hối thúc các chính phủ châu Âu thực hiện hành động khẩn cấp để làm chậm sự lây lan của Omicron. Sự lây lan của biến thể Omicron đang trở thành thách thức lớn đối với châu Âu, đặc biệt tại Vương quốc Anh.

Châu Âu chính là tâm dịch hiện nay của thế giới, biến thể Omicron dự kiến sẽ chiếm chủ đạo số ca mắc tại châu Âu trong tháng 1/2022.

Thủy Tiên

Bình luận

Nổi bật

Hiến máu cứu người: Tất cả vì cộng đồng

Hiến máu cứu người: Tất cả vì cộng đồng

sự kiện🞄Thứ năm, 25/04/2024, 15:37

(CL&CS) - Vừa qua, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam phối hợp với Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương tổ chức chương trình hiến máu với chủ đề: “Hiến giọt máu đào – Trao đời sự sống”.

Thúc đẩy mô hình đổi mới sáng tạo mở trong lĩnh vực y tế

Thúc đẩy mô hình đổi mới sáng tạo mở trong lĩnh vực y tế

sự kiện🞄Thứ hai, 22/04/2024, 08:36

(CL&CS) - Mới đây, Bệnh viện 199, Bộ Công an phối hợp tổ chức hội thảo “Đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực y tế” tại thành phố Đà Nẵng.

Chuyển giao kỹ thuật và nâng cao chất lượng khám chữa bệnh ở Điện Biên

Chuyển giao kỹ thuật và nâng cao chất lượng khám chữa bệnh ở Điện Biên

sự kiện🞄Thứ hai, 22/04/2024, 08:36

(CL&CS) - Vừa qua, Bộ Y tế tổ chức khám chữa bệnh miễn phí cho 1.000 đồng bào các dân tộc trên địa bàn tỉnh Điện biên, chuyển giao kỹ thuật và khám chữa bệnh từ thiện tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. GS.TS Trần Văn Thuấn, Thứ trưởng Bộ Y tế làm Trưởng đoàn.