Thứ năm, 20/05/2021, 20:47 PM

Cần cảnh giác cao độ, sẵn sàng “trực chiến” dịch COVID-19

(CL&CS) - Tất cả các địa phương cần cảnh giác cao độ, sẵn sàng “trực chiến” vì dịch bệnh đã ở trong cộng đồng; khi phát hiện ca mắc cần ra quân, khoanh vùng, cách ly ngay lập tức, tổ chức lấy mẫu, xét nghiệm nhanh nhất có thể, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 nhấn mạnh.

Bộ Y tế không khuyến khích người dân tham gia xét nghiệm sàng lọc SARS-CoV-2

Theo báo cáo của Bộ Y tế, từ ngày 27/4/2021 đến nay ghi nhận tổng số 1.538 ca mắc trong nước tại 28 tỉnh/thành phố. Trong đó, Bắc Giang ghi nhận nhiều nhất là 527 ca, Bắc Ninh ghi nhận 332 ca, Hà Nội ghi nhận 256 ca, Đà Nẵng ghi nhận 144 ca, Vĩnh Phúc ghi nhận 88 ca, các tỉnh/thành phố khác ghi nhận 191 ca. Các trường hợp mắc mới hầu hết là các trường hợp tiếp xúc gần (F1) đã được cách ly hoặc trong khu vực phong tỏa.

Hình minh họa

Hình minh họa

Bộ Y tế liên tiếp tổ chức các Đoàn công tác do Bộ trưởng, Thứ trưởng đi kiểm tra công tác phòng chống dịch tại các khu công nghiệp, Bệnh viện dã chiến ở 2 tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh và làm việc với Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 của tỉnh tăng cường công tác phòng chống dịch trên địa bàn.

Về tăng tốc xét nghiệm, lực lượng chức năng đã tiến hành lấy mẫu, xét nghiệm toàn bộ công nhân ở khu công nghiệp có nguy cơ cao, xét nghiệp sàng lọc các khu vực tập trung nhiều nhà trọ của công nhân.

Tại cuộc họp, một số thành viên Ban Chỉ đạo, các chuyên gia cho biết gần đây có một số người cho rằng việc xét nghiệm nhiều đang được khuyến khích, thậm chí có người còn đề nghị thực hiện “5K + vắc xin + xét nghiệm”. Về việc này GS.TS Trần Văn Thuấn, Thứ tưởng Bộ Y tế khẳng định: Hiện tại chúng ta chỉ có chủ trương tăng cường năng lực xét nghiệm tại các tỉnh, thành phố và tại các cơ sở y tế để chủ động tấn công bằng xét nghiệm trong trường hợp cần thiết nhằm tăng cường truy vết.

Chủ trương của Bộ Y tế không khuyến khích người dân tham gia xét nghiệm sàng lọc SARS-CoV-2, bởi lẽ nếu xét nghiệm có kết quả âm tính sẽ gây ra tâm lý chủ quan, lơ là trong phòng chống dịch.

Đảm bảo chặt chẽ, an toàn phòng chống dịch và ràng buộc trách nhiệm thật rõ ràng

Hiện nay, Bộ TT&TT đã nâng cấp, hoàn thiện hệ thống công nghệ thông tin quản lý cách ly y tế phòng, chống COVID-19 đối tất cả những người bắt đầu nhập cảnh vào Việt Nam, tiếp nhận cách ly tập trung, bàn giao về địa phương để theo dõi sức khoẻ hàng ngày tại nơi cư trú, làm việc.

Phó Thủ tướng giao cho Bộ Y tế tiếp thu ý kiến của chuyên gia và các bộ, ngành, ban hành quy trình quản lý chặt chẽ người nhập cảnh kể cả đối với chuyên gia nước ngoài và người Việt Nam về nước, trước hết bằng đường hàng không, đảm bảo chặt chẽ, an toàn phòng chống dịch và ràng buộc trách nhiệm thật rõ ràng đối với mọi tổ chức, cá nhân có liên quan.

Theo Phó Thủ tướng, về mặt lý thuyết dự thảo quy định, hướng dẫn về quản lý cách ly y tế kết hợp hệ thống công nghệ thông tin đã rất chặt chẽ, các bộ ngành rà soát, đánh giá lại một lần nữa, sau đó hoàn thiện, ban hành hướng dẫn mới quản lý thật chặt, phục vụ mục đích chống dịch.

Tinh thần thực hiện xét nghiệm phải rất tiết kiệm vì chi phí rất đắt

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đề nghị Bộ Y tế khẩn trương xây dựng, ban hành hướng dẫn kết hợp các phương thức xét nghiệm khác nhau đối người từ nước ngoài về Việt Nam, trước hết là đường hàng không. Mục đích sau khi xét nghiệm có thể phân loại để không phải tất cả mọi người đều phải cách ly tập trung 21 ngày hay 14 ngày như nhau, mà người nào an toàn rồi thì có thể chỉ cần cách ly tập trung 7 ngày và tiếp tục về nhà theo dõi y tế.

Đây là việc rất quan trọng, giúp cho giao thương đi lại, trong đó có đón chuyên gia nước ngoài vào và đưa người Việt Nam bị kẹt về nước bảo đảm an toàn nhưng không máy móc, giảm bớt áp lực cho các khu cách ly, giảm thời gian, chi phí cho người cách ly. Chậm nhất 1 tuần nữa, Bộ Y tế phải ban hành hướng dẫn mới và tổ chức ngay việc xét nghiệm, quản lý cách ly y tế theo quy trình mới.

Thường trực Ban Chỉ đạo cũng thống nhất giao cho lực lượng quân y đảm nhận công tác xét nghiệm cho những người ở trong khu cách ly quân sự; ngành y tế xét nghiệm người ở trong khu cách ly dân sự, khách sạn.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh tinh thần thực hiện xét nghiệm phải rất tiết kiệm vì chi phí rất đắt, vì vậy, phải có chiến lược xét nghiệm tầm soát trên diện rộng rất khoa học để dự báo trước, cùng với việc đuổi theo, truy vết F1, F2. Đây là sự nhạy bén của những người làm chuyên môn.

Hồng Liên

Bình luận

Nổi bật

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát và giám sát chặt chẽ việc cấp tín dụng của các tổ chức tín dụng

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát và giám sát chặt chẽ việc cấp tín dụng của các tổ chức tín dụng

sự kiện🞄Thứ sáu, 03/05/2024, 10:43

(CL&CS) - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 2/5/2024 về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024, tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô.

Thủ tướng kiểm tra, động viên, thúc đẩy các dự án cao tốc trọng điểm

Thủ tướng kiểm tra, động viên, thúc đẩy các dự án cao tốc trọng điểm

sự kiện🞄Thứ năm, 02/05/2024, 08:43

(CL&CS) - Ngày 29/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và đoàn công tác đi kiểm tra hiện trường, động viên cán bộ, công nhân đang làm việc trên công trường, đốc thúc một số dự án thành phần thuộc tuyến cao tốc Bắc - Nam phía đông giai đoạn 2021-2025, đi qua địa bàn các tỉnh Khánh Hòa, Bình Định, Phú Yên và cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột.

Khẩn trương làm rõ nguyên nhân, khắc phục hậu quả vụ nổ lò hơi tại Đồng Nai

Khẩn trương làm rõ nguyên nhân, khắc phục hậu quả vụ nổ lò hơi tại Đồng Nai

sự kiện🞄Thứ năm, 02/05/2024, 08:42

(CL&CS) - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 42/CĐ-TTg ngày 1/5/2024 về vụ nổ lò hơi tại Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại gỗ Bình Minh thuộc ấp Vàm, xã Thiện Tân, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai.