Chủ nhật, 03/10/2021, 15:14 PM

Ấn Độ thiếu than trầm trọng

(CL&CS) - Đến cuối tháng 9, 16 trong 135 nhà máy điện than ở Ấn Đô không còn than dự trữ. Hơn 50% số nhà máy còn dự trữ chưa tới 3 ngày, 80% còn dự trữ chưa tới một tuần.

Tồn kho than của các nhà máy phát điện ở Ấn Độ xuống thấp nhất gần 4 năm (Ảnh: Bloomberg).

Tồn kho than của các nhà máy phát điện ở Ấn Độ xuống thấp nhất gần 4 năm (Ảnh: Bloomberg).

Hiện nay, than là nguồn năng lượng giúp tạo ra hơn 70% sản lượng điện của Ấn Độ và các công ty điện chiếm khoảng 75% tổng tiêu thụ than của nước này. Theo Cơ quan Điện lực Trung ương của Ấn Độ (CEA), tính đến 29/9, Ấn Độ đang xảy ra cuộc khủng hoảng than khi 16 trong 135 nhà máy điện than không còn than dự trữ.

Nhu cầu tiêu thụ điện trong lĩnh vực công nghiệp ở Ấn Độ tăng mạnh sau làn sóng Covid-19 thứ hai. Chênh lệch giữa giá than trong nước (thấp) và giá than thế giới (cao kỷ lục) ngày càng nới rộng cũng là nguyên nhân khiến doanh nghiệp không mặn mà trong việc nhập khẩu than.

Tập đoàn quốc doanh Coal India - công ty khai thác than lớn nhất thế giới - sản xuất hơn 80% lượng than của Ấn Độ cho biết, giá than toàn cầu và cước vận chuyển tăng khiến các nhà máy điện than sử dụng than nhập khẩu phải giảm sản lượng.

Coal India là đơn vị quyết định giá than tại Ấn Độ. Câu chuyện than tăng giá sẽ ảnh hưởng đến giá điện và lạm phát, nên việc tăng giá than là một quyết định nhạy cảm về mặt chính trị. Coal India đã giữ giá than ổn định trong suốt năm 2020 dù giá trên thị trường quốc tế tăng mạnh.

Trong khi đó, giá than trên thị trường quốc tế liên tục lập kỷ lục trong thời gian gần đây do nhu cầu phát điện trên toàn cầu tăng mạnh khi các nền kinh tế mở cửa trở lại sau đại dịch.

Ấn Độ không phải là quốc gia duy nhất đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng nhiên liệu. Người mua ở khắp nơi trên thế giới, đặc biệt là Trung Quốc, đều đang vật lộn vì thiếu hụt năng lượng trong bối cảnh cầu phục hồi nhanh hơn cung.

N.N

Bình luận

Nổi bật

Năm 2025 là năm tăng tốc, bứt phá, về đích; phấn đấu đạt kết quả cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025

Năm 2025 là năm tăng tốc, bứt phá, về đích; phấn đấu đạt kết quả cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025

sự kiện🞄Thứ năm, 14/11/2024, 20:00

(CL&CS) - Các chỉ tiêu chủ yếu của năm 2025 được đề ra gồm: Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) khoảng 6,5-7,0% và phấn đấu khoảng 7,0-7,5%; GDP bình quân đầu người đạt khoảng 4.900 đô la Mỹ (USD); Tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân khoảng 4,5%...

Lạng Sơn: Tập trung đầu tư hạ tầng khu kinh tế cửa khẩu

Lạng Sơn: Tập trung đầu tư hạ tầng khu kinh tế cửa khẩu

sự kiện🞄Thứ năm, 14/11/2024, 09:04

(CL&CS) - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1371/QĐ-TTg ngày 13/11/2024 ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Lạng Sơn thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Quốc hội chốt mục tiêu tăng GDP năm 2025 ở mức 6,5-7%

Quốc hội chốt mục tiêu tăng GDP năm 2025 ở mức 6,5-7%

sự kiện🞄Thứ tư, 13/11/2024, 20:59

(CL&CS)- Chiều 12/11, với 424/426 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025.