Thứ năm, 14/11/2024, 20:01 PM

7 công cụ quản lý chất lượng cho doanh nghiệp

(CL&CS) - Để các hệ thống quản lý chất lượng trong các doanh nghiệp được phát huy tối đa hiệu quả, việc hiểu và thực hành một cách nhuần nhuyễn các công cụ hỗ trợ cải tiến năng xuất, chất lượng là việc không thể thiếu. Ngoài Kaizen, 5s hay Lean 6 Sigma thì không thể nhắc đến bộ công cụ quản lý “7 công cụ quản lý chất lượng” trong sản xuất của doanh nghiệp.

Được biết, 7 Công cụ quản lý chất lượng được sử dụng trong việc giải quyết vấn đề. Những công cụ này được phát triển tại Nhật Bản. Sau đó được phát triển hoàn thiện bởi W.E. Deming và Joseph Juran.

7-cong-cu-quan-ly-chat-luong

Cấu trúc của 7 công cụ quản lý chất lượng là tập hợp các dữ liệu. Chúng được sử dụng để phân tích quá trình sản xuất, xác định các vấn đề chính ảnh hưởng đến kết quả, kiểm soát sự biến thiên trong sản xuất và biến động chất lượng sản phẩm và đưa ra các giải pháp nhằm tránh các sai sót có thể xảy ra trong tương lai.

 7 công cụ đề cập ở đây bao gồm:

Phiếu kiểm tra (Check sheet): được sử dụng cho việc thu thập dữ liệu. Dữ liệu thu được từ phiếu kiểm tra là đầu vào cho các công cụ phân tích dữ liệu khác, do đó đây bước quan trọng quyết định hiệu quả sử dụng của các công cụ khác;

Biểu đồ Pareto (Pareto chart): sử dụng các cột để minh họa các hiện tượng và nguyên nhân ảnh hưởng có tính đến tầm quan trọng của chúng đối với sản phẩm. Sử dụng biểu đồ này giúp cho nhà quản lý biết được những nguyên nhân cần phải tập trung xử lý;

Biểu đồ nhân quả (Cause-effect diagram)́: giúp liệt kê những nguyên nhân có thể có dẫn đến kết quả, từ đó giúp tìm ra nguyên nhân của một vấn đề;

Biểu đồ phân bố (Histogram): là một dạng của đồ thị cột trong đó các yếu tố biến động hay các dữ liệu đặc thù được chia thành các lớp hoặc thành các phần và được diễn tả như các cột với khoảng cách lớp được biểu thị qua đường đáy và tần suất biểu thị qua chiều cao. Biểu đồ dạng này được sử dụng để theo dõi sự phân bố của các thông số của sản phẩm/quá trình, từ đó đánh giá được năng lực của quá trình đó, giúp phòng ngừa trước khi các vấn đề đó sảy ra;

Biểu đồ kiểm soát (Control chart): là biểu đồ với các đường giới hạn đã được tính toán bằng phương pháp thống kê được sử dụng nhằm mục đích theo dõi sự biến động của các thông số về đặc tính chất lượng của sản phẩm, theo dõi những thay đổi của quy trình để kiểm soát tất cả các dấu hiệu bất thường xảy ra khi có dấu hiệu đi lên hoặc đi xuống của biểu đồ;

Biểu đồ phân tán (Scatter diagram)́: Biểu đồ phân tán chỉ ra mối quan hệ giữa 2 biến trong phân tích bằng số, để giải quyết các vấn đề và xác định điều kiện tối ưu bằng cách phân tích định lượng mối quan hệ nhân quả giữa các biến số;

Phương pháp phân vùng (Stratified diagram): Phân vùng thông thường để tìm ra nguyên nhân của khuyết tật. Trong bối cảnh môi trường kinh tế cạnh tranh gay gắt hiện nay, bên cạnh việc đổi mới công nghệ, các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ cần chú trọng ứng dụng các công cụ quản lý để cải tiến, nâng cao năng suất chất lượng trong hoạt động sản xuất, kinh doanh. Vì đây là những công cụ hữu hiệu, đã được các doanh nghiệp của các nước phát triển như Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ … áp dụng và gặt hái được những thành công vượt trội về năng suất chất lượng.

Day-chuyen-san-xuat-1

Doanh nghiệp sẽ chủ động hơn, hiệu quả hơn trong việc nhận diện các vấn đề

Với việc thực hành các công cụ này, doanh nghiệp sẽ chủ động hơn, hiệu quả hơn trong việc nhận diện các vấn đề. Ví dụ các lãng phí, kém hiệu quả trong quá trình, các nguyên nhân gây ra sản phẩm khuyết tật, các cơ hội cải tiến, đồng thời xác định được đâu ra nguyên nhân gốc rễ của vấn đề, định ra được thứ tự ưu tiên cần giải quyết vấn đề nào trước, vấn đề nào sau để đạt hiệu quả cao trong việc giải quyết các nguồn lực. Từ đó đưa ra được quyết định đúng đắn để giải quyết vấn đề.

Tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam, việc áp dụng các công cụ thống kê trong kiểm soát chất lượng cũng đang hạn chế. Sử dụng một hoặc nhiều trong số 7 công cụ, mỗi doanh nghiệp có thể phân tích các yếu tố trong quá trình để xác định vấn đề. Giá trị của các công cụ thống kê là đem lại những công cụ đơn giản nhưng hữu hiệu. Chúng có thể được sử dụng một cách độc lập hoặc kết hợp để xác định chính xác những điểm bất thường, các điểm thiếu kiểm soát và giảm thiểu những tác động của chúng trong quá trình sản xuất, kinh doanh.

Tóm lại, việc sử dụng các công cụ thống kê trong kiểm soát chất lượng đảm bảo cho việc quản lý chất lượng có căn cứ thực tế và khoa học khi ra quyết định. Sử dụng các công cụ thống kế giúp giải thích được tình hình quản lý chất lượng một cách đúng đắn, phát hiện kịp thời các nguyên nhân gây lỗi để có biện pháp điều chỉnh thích hợp. Chính nhờ những hiệu quả của chúng nên việc sử dụng 7 công cụ thống kê trong kiểm soát chất lượng trở thành một nội dung không thể thiếu trong quản lý chất lượng của mỗi doanh nghiệp.

Cát Tường

Bình luận

Nổi bật

7 công cụ quản lý chất lượng cho doanh nghiệp

7 công cụ quản lý chất lượng cho doanh nghiệp

sự kiện🞄Thứ năm, 14/11/2024, 20:01

(CL&CS) - Để các hệ thống quản lý chất lượng trong các doanh nghiệp được phát huy tối đa hiệu quả, việc hiểu và thực hành một cách nhuần nhuyễn các công cụ hỗ trợ cải tiến năng xuất, chất lượng là việc không thể thiếu. Ngoài Kaizen, 5s hay Lean 6 Sigma thì không thể nhắc đến bộ công cụ quản lý “7 công cụ quản lý chất lượng” trong sản xuất của doanh nghiệp.

Sự khác biệt giữa tiêu chuẩn ISO 13485 và ISO 9001

Sự khác biệt giữa tiêu chuẩn ISO 13485 và ISO 9001

sự kiện🞄Thứ ba, 12/11/2024, 11:59

(CL&CS)- Sự khác biệt giữa ISO 13485 và ISO 9001 là sự tập trung vào các yêu cầu và quy trình đặc biệt trong lĩnh vực y tế.

Doanh nghiệp áp dụng tiêu chuẩn BSCI góp phần tăng năng suất chất lượng và khả năng cạnh tranh

Doanh nghiệp áp dụng tiêu chuẩn BSCI góp phần tăng năng suất chất lượng và khả năng cạnh tranh

sự kiện🞄Thứ sáu, 08/11/2024, 08:11

(CL&CS) - Đạt chứng nhận BSCI càng thể hiện tốt trách nhiệm của doanh nghiệp đối với môi trường, quan tâm đến sức khỏe và an toàn lao động, tạo ra những sản phẩm cho chất lượng để cung ứng cho người tiêu dùng trong và ngoài nước, từ đó giúp doanh nghiệp gia tăng lợi thế cạnh tranh.