Thứ ba, 09/08/2022, 18:17 PM

Xuất khẩu thủy sản sang EU đối diện với nhiều thách thức

(CL&CS) - Theo VASEP, để tận dụng thị trường EU, trước hết phải tháo gỡ được khó khăn về thẻ vàng IUU, lấy lại được thẻ xanh để tăng cơ hội cho ngành thuỷ sản.

Đến giữa tháng 7/2022, xuất khẩu cá tra sang thị trường EU đạt gần 122 triệu USD, tăng 91% so với cùng kỳ năm 2021

Đến giữa tháng 7/2022, xuất khẩu cá tra sang thị trường EU đạt gần 122 triệu USD, tăng 91% so với cùng kỳ năm 2021

Tại toạ đàm “Tận dụng EVFTA để xây dựng thương hiệu ngành hàng”, bà Lê Hằng - Giám đốc Truyền thông Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản (VASEP) cho biết bối cảnh lạm phát cao ở EU, lợi thế về thuế quan mà EVFTA bộc lộ rõ nét khi xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường này trong 6 tháng đầu năm tăng 40% so với cùng kỳ, lên gần 700 triệu USD.

Trong đó, các mặt hàng chính tăng 30 - 90%. Riêng mặt hàng cá tra tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái.

Đến giữa tháng 7/2022, xuất khẩu cá tra sang thị trường EU đạt gần 122 triệu USD, tăng 91% so với cùng kỳ năm 2021 và đã vượt kim ngạch cá tra cả năm 2021 sang thị trường này (106 triệu USD). Đây là một tín hiệu đáng mừng cho ngành hàng cá tra sau một thời gian dài liên tục sụt giảm xuất khẩu sang EU từ năm 2010 trở lại đây.

Bà Lê Hằng cũng cho hay, EU từng là thị trường số 1 của thuỷ sản Việt Nam nhưng sau đó bị rơi vào thứ 4, sau cả Nhật Bản, Trung Quốc, Hoa Kỳ. Bởi xuất khẩu cá tra, mặt hàng tôm, hải sản khác cũng liên tục bị sụt giảm. Tuy nhiên, khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực đã mang lại kỳ vọng lớn cho nhóm thuỷ sản chủ lực như: tôm chiếm 40-50% xuất khẩu sang EU, cá tra chiếm từ 10-16%, các mặt hàng hải sản khác chiếm 35%…

Năm 2020 dù ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 nhưng xuất khẩu thuỷ sản đã hồi phục rõ rệt, tăng 8% so với cùng kỳ và xu hướng đó tiếp tục trong năm 2021.

Đến hết quý 2/2022, EU là thị trường nằm trong ba nhóm xuất khẩu thuỷ sản cao nhất của Việt Nam.

Tuy nhiên bà Lê Hằng cũng cho rằng doanh nghiệp xuất khẩu sang EU cũng còn một số khó khăn đó là doanh nghiệp vẫn đang tập trung quá nhiều vào thị trường truyền thống, thị trường Đông Á, trong khi đó thị trường EU rất lớn, rất hiệu quả nhưng chưa tập trung.

Khi xuất khẩu sang EU, thách thức lớn đối với thuỷ sản là đảm bảo quy tắc xuất xứ. Mặc dù, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thuỷ sản, Bộ Công thương đã có nhiều chương trình phối hợp đào tạo cho doanh nghiệp đảm bảo về chứng nhận xuất xứ nhưng cũng không tránh khỏi việc không tìm hiểu kỹ. Do từng thị trường có những kiểm soát riêng, dẫn tới những hiểu lầm về cấp C/O, quy tắc xuất xứ.

Cùng đó, thẻ vàng IUU là yếu tố làm hạn chế rất nhiều khi xuất khẩu thuỷ sản, làm thiếu nguyên liệu xuất khẩu thuỷ sản sang EU.

Mặt khác, lạm phát của EU hiện nay cho thấy thương mại sang thị trường này đang bị khủng hoảng nghiêm trọng. Thực tế này đang dẫn tới người tiêu dùng EU thắt chặt chi tiêu, tập trung vào mặt hàng giá vừa phải; tỷ giá EUR so với USD thấp nhất sau 20 năm khiến người tiêu dùng hạn chế chi tiêu và điều này khiến cho nhà nhập khẩu sẽ thương lượng lại với nhà nhập khẩu trong việc chậm đơn hàng.

Đặc biệt, áp lực cạnh tranh của thuỷ sản Việt Nam đối với các đối thủ khác như cạnh tranh về mặt hàng tôm của Ấn Độ, Ecuador...  do nguồn cung, chi phí vận tải.

Ngoài ra, còn có các thách thức khác về dài hạn như yêu cầu chứng nhận ngày càng cao hơn của thị trường, môi trường hay lao động cũng là vấn đề nghiêm trọng đối với thuỷ sản Việt.

Do vậy, để tận dụng thị trường EU, theo bà Lê Hằng, doanh nghiệp phải tháo gỡ được khó khăn về thẻ vàng IUU, lấy lại được thể xanh để tăng cơ hội cho thuỷ sản.

Bởi nếu chuyển sang thẻ đỏ sẽ có nguy cơ mất thị trường EU và như vậy, mỗi năm sẽ mất 500 triệu USD riêng cho ngành thuỷ sản sang EU. Hơn nữa, đây còn là thị trường định hướng chi phối các thị trường khác trong việc kiểm soát chặt về nguồn gốc xuất xứ.

Ngoài ra, thách thức về cạnh tranh với các nước khác từ việc sản xuất năng suất thấp, quy mô nhỏ lẻ, chưa có khu vực sản xuất tập trung dẫn tới chất lượng, số lượng đều có những hạn chế.

Vì thế, nhà nước cần có sự hỗ trợ đầu tư về khoa học công nghệ cho con giống, thức ăn chăn nuôi, nhất là tăng cường giải pháp để tận dụng được chế biến phụ phẩm trong ngành thuỷ sản, bởi phụ phẩm chiếm khoảng 40-50% sản lượng thuỷ sản.

Về Hiệp định EVFTA, bà Lê Hằng mong có thêm sự hỗ trợ từ Bộ Công thương để hướng dẫn doanh nghiệp tận dụng tối đa ưu đãi thuế quan cũng như áp dụng tốt quy tắc xuất xứ nhằm giảm bớt vướng mắc khi xuất khẩu thuỷ sản.

Minh Vân

Bình luận

Nổi bật

Phú Thọ: Tiếp tục đẩy mạnh áp dụng công cụ cải tiến nâng cao năng suất chất lượng trong doanh nghiệp

Phú Thọ: Tiếp tục đẩy mạnh áp dụng công cụ cải tiến nâng cao năng suất chất lượng trong doanh nghiệp

sự kiện🞄Thứ sáu, 19/04/2024, 09:43

(CL&CS) - Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Phú Thọ cho biết, mặc dù vẫn còn nhiều khó khăn nhưng tỉnh đã luôn hướng dẫn các doanh nghiệp xây dựng và áp dụng các công cụ cải tiến nhằm nâng cao năng suất chất lượng.

Công cụ cải tiến quản lý trực quan giúp doanh nghiệp nâng cao năng suất

Công cụ cải tiến quản lý trực quan giúp doanh nghiệp nâng cao năng suất

sự kiện🞄Thứ sáu, 19/04/2024, 09:43

(CL&CS) - Quản lý trực quan là công cụ sử dụng hình ảnh để giúp mọi vấn đề tại nơi sản xuất được hiển thị một cách trực quan. Mục tiêu của Quản lý trực quan là dễ dàng phát hiện những vấn đề có thể xảy ra tại nơi sản xuất chỉ bằng quan sát, từ đó là cơ sở nâng cao năng suất, đồng thời nâng cao ý thức và sự hài lòng với công việc của người lao động.

Ứng dụng hệ thống sấy để nâng cao chất lượng hàng hóa tại Cà Mau

Ứng dụng hệ thống sấy để nâng cao chất lượng hàng hóa tại Cà Mau

sự kiện🞄Thứ tư, 17/04/2024, 15:03

(CL&CS)- Ứng dụng hệ thống sấy (nhà sấy) sản phẩm thủy sản bằng năng lượng mặt trời kết hợp điện năng để nâng cao chất lượng hàng hóa tại tỉnh Cà Mau.