Thứ hai, 01/07/2024, 14:11 PM

Xây dựng tiêu chuẩn quốc gia bao gồm các bước nào?

(CL&CS) - Tính đến ngày 31/12/2023, Việt Nam có khoảng 13.500 tiêu chuẩn hiện hành, trong đó tỷ lệ hài hòa tiêu chuẩn quốc tế là 62%. Việc xây dựng tiêu chuẩn quốc gia gồm 10 bước, trong đó bước cuối cùng là trình Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ công bố tiêu chuẩn.

Theo Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn là quy định về đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý dùng làm chuẩn để phân loại, đánh giá sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình, môi trường và các đối tượng khác trong hoạt động kinh tế - xã hội nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của các đối tượng này. Tiêu chuẩn do một tổ chức công bố dưới dạng văn bản để tự nguyện áp dụng.

Tính đến ngày 31/12/2023, Việt Nam có khoảng 13.500 tiêu chuẩn hiện hành, trong đó tỷ lệ hài hòa tiêu chuẩn quốc tế là 62%. Việt Nam cũng là thành viên chính thức của 16 Ban kỹ thuật và Tiểu Ban kỹ thuật của Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế (ISO) và 03 Ban kỹ thuật của Ủy ban Kỹ thuật điện Quốc tế (IEC).

2

Tính đến ngày 31/12/2023, Việt Nam có khoảng 13.500 tiêu chuẩn hiện hành. Ảnh minh họa

Hiện nay có hai cấp tiêu chuẩn, đó là: Tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) và Tiêu chuẩn cơ sở (TCCS). Tiêu chuẩn được phân chia thành 5 loại, gồm: Tiêu chuẩn cơ bản; Tiêu chuẩn thuật ngữ; Tiêu chuẩn yêu cầu kỹ thuật; Tiêu chuẩn phương pháp thử; Tiêu chuẩn ghi nhãn, bao gói, vận chuyển, bảo quản.

Quy trình xây dựng tiêu chuẩn gồm các bước như sau: Bước 1: Lập kế hoạch xây dựng TCVN; Bước 2: Giao nhiệm vụ Ban Kỹ thuật/Tổ biên soạn; Bước 3: Xây dựng dự thảo TCVN; Bước 4: Tổ chức lấy ý kiến rộng rãi dự thảo TCVN; Bước 5: Tổ chức hội nghị chuyên đề; Bước 6: Hoàn thiện hồ sơ dự thảo TCVN; Bước 7: Thẩm tra hồ sơ TCVN (Bộ chuyên ngành); Bước 8: Tổ chức thẩm định TCVN (Bộ KHCN); Bước 9: Chỉnh sửa dự thảo TCVN và hoàn thiện hồ sơ sau thẩm định; Bước 10: Trình Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ công bố TCVN.

Thời gian qua, các TCVN trong một số lĩnh vực chủ lực, chiến lược như nông nghiệp hữu cơ, đô thị thông minh, sản xuất thông minh, nông nghiệp công nghệ cao, năng lượng tái tạo, an ninh thông tin, biến đổi khí hậu, quản lý nguồn nước, xử lý chất thải, an toàn thực phẩm, cơ khí chế tạo… đã được ưu tiên soát xét, xây dựng trong thời gian qua trên cơ sở chủ yếu là chấp nhận các tiêu chuẩn quốc tế và khu vực giúp doanh nghiệp Việt nâng cao trình độ khoa học công nghệ, cập nhật được các xu hướng mới của thế giới để tiếp cận và đáp ứng nhu cầu thị trường.

Giới chuyên gia nhận định, với sự thay đổi nhanh chóng của hệ thống tiêu chuẩn thế giới, để đảm bảo vị trí của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ Việt Nam tại thị trường trong nước và trên thị trường quốc tế, đồng thời đáp ứng yêu cầu quản lý và nhu cầu của doanh nghiệp, thì yêu cầu bắt buộc là hệ thống TCVN, QCVN tiếp tục phải thay đổi sao cho phù hợp với yêu cầu thực tế.

Theo VietQ.vn

Bình luận

Nổi bật

ISO 50001 – Chuẩn mực quản lý năng lượng toàn cầu và ứng dụng tại nhiều quốc gia

ISO 50001 – Chuẩn mực quản lý năng lượng toàn cầu và ứng dụng tại nhiều quốc gia

sự kiện🞄Thứ sáu, 30/05/2025, 09:36

(CL&CS)-ISO 50001 là một công cụ hữu hiệu để giúp các tổ chức kiểm soát, giảm thiểu chi phí năng lượng và đóng góp vào mục tiêu phát triển bền vững toàn cầu.

Liên Hợp Quốc thông qua bộ tiêu chuẩn mới cho thị trường tín chỉ carbon

Liên Hợp Quốc thông qua bộ tiêu chuẩn mới cho thị trường tín chỉ carbon

sự kiện🞄Thứ tư, 28/05/2025, 09:18

(CL&CS) - Cơ quan Giám sát Cơ chế tín dụng Thỏa thuận Paris của Liên Hợp quốc đã thông qua các tiêu chuẩn quan trọng nhằm đảm bảo tính minh bạch và hiệu quả cho các dự án cắt giảm khí thải.

TCVN 14147:2024 về vật liệu nhân giống cây trồng giúp kiểm soát chất lượng

TCVN 14147:2024 về vật liệu nhân giống cây trồng giúp kiểm soát chất lượng

sự kiện🞄Thứ ba, 27/05/2025, 15:48

(CL&CS) - Phương pháp lấy mẫu vật liệu nhân giống cây trồng theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 14147:2024 đóng vai trò then chốt trong kiểm soát chất lượng giống, đảm bảo hiệu quả sản xuất nông nghiệp.