Thứ năm, 25/04/2024, 09:18 AM

Yêu cầu kỹ thuật của đường tinh luyện theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6958:2023

(CL&CS) - Theo hướng dẫn của Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6958:2023 thì đường tinh luyện làm thực phẩm phải đáp ứng được các quy định hiện hành về chất lượng và an toàn thực phẩm.

Đường tinh luyện hay đường tinh khiết là đường có độ sạch rất cao (lên đến 99,9% độ pol - xác định trực tiếp bằng đường kê Polarimetre). Chúng được loại bỏ tạp chất để đảm bảo yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm, nhưng hoàn toàn không sử dụng bất kỳ hóa chất tẩy trắng nào.

Các thực phẩm có chứa nhiều đường tinh luyện cũng thường là những sản phẩm đã được trải qua nhiều quá trình xử lý. Đường tinh luyện thường được thêm vào thực phẩm và đồ uống để cải thiện hương vị. Loại đường này được coi là có hàm lượng calo rỗng vì đường tinh luyện không chứa vitamin, khoáng chất, protein, chất béo, chất xơ hoặc các hợp chất dinh dưỡng khác.

Hơn nữa, đường tinh luyện thường được thêm vào thực phẩm và đồ uống đóng gói, chẳng hạn như kem, bánh ngọt và nước ngọt. Những sản phẩm này đều đã qua nhiều quá trình xử lý. Tuy nhiên hiện nay tình trạng nhập lậu đường gia tăng ở nhiều tỉnh thành gây ảnh hưởng không nhỏ cho người tiêu dùng. Vì vậy yêu cầu đường tinh luyện trước khi lưu thông trên thị trường cần phải đáp ứng về chất lượng, an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn quy định.

1

Đường tinh luyện cần phải đáp ứng về chất lượng và an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn. Ảnh minh họa

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6958:2023 do Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường biên soạn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố. Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6958 2023 thay thế TCVN 6958:2001 và TCVN 7270:2003. 

Tiêu chuẩn này áp dụng cho đường tinh luyện dùng làm thực phẩm. Yêu cầu về nguyên liệu đường thô đáp ứng TCVN 6961. Các nguyên liệu khác đáp ứng các quy định hiện hành về chất lượng và an toàn thực phẩm (nếu có).

Yêu cầu cảm quan đối với đường tinh luyện, về màu sắc tinh thể màu trắng óng ánh, khi pha vào nước cất với tỷ lệ đến 50 % (phần khối lượng/thể tích) cho dung dịch trong suốt. Trạng thái ở dạng hạt tương đối đồng đều, khô, rời. Tinh thể đường hoặc dung dịch đường trong nước có vị ngọt tự nhiên, không có mùi, vị lạ. 

Yêu cầu lý - hóa đối với đường tinh luyện thì Tiêu chuẩn hướng dẫn về độ pol, °Z, không nhỏ hơn 99,8; Độ màu, đơn vị ICUMSA, không lớn hơn 30; Độ ẩm, % khối lượng, không lớn hơn 0,05; Hàm lượng đường khử, % khối lượng, không lớn hơn 0,03; Độ tro dẫn điện, % khối lượng, không lớn hơn 0,03; Hàm lượng lưu huỳnh dioxit (SO2), mg/kg, không lớn hơn 7. Danh mục và hàm lượng phụ gia thực phẩm sử dụng cho đường tinh luyện theo quy định hiện hành.

Mức giới hạn tối đa ô nhiễm kim loại nặng, mức giới hạn tối đa ô nhiễm độc tố vi nấm và ô nhiễm vi sinh vật đối với đường tinh luyện theo quy định hiện hành (nếu có). Sản phẩm phải có khả năng cho phép truy xuất nguồn gốc, phù hợp với quy định hiện hành.

Đường tinh luyện được đóng gói trong các bao bì khô, sạch, nguyên vẹn, bền, không hút ẩm, bảo đảm an toàn thực phẩm theo quy định hiện hành. 

Về ghi nhãn thì tên sản phẩm phải được ghi rõ là “Đường tinh luyện (RE)”. Đường tinh luyện phải bảo quản sản phẩm nơi khô, sạch, không bảo quản chung với các sản phẩm không phải là thực phẩm hoặc là thực phẩm có mùi. Phương tiện vận chuyển đường tinh luyện phải khô, sạch, không có mùi lạ.

Theo VietQ.vn

Bình luận

Nổi bật

Lấy ý kiến tiêu chuẩn về kỹ thuật mật mã

Lấy ý kiến tiêu chuẩn về kỹ thuật mật mã

sự kiện🞄Thứ sáu, 26/04/2024, 14:08

(CL&CS) - Ban Cơ yếu Chính phủ đang lấy ý kiến về quy định, tiêu chuẩn liên quan đến kỹ thuật mật mã và mã khối MKV.

Tiêu chuẩn ISO 22000 - nâng cao sức cạnh tranh cho doanh nghiệp

Tiêu chuẩn ISO 22000 - nâng cao sức cạnh tranh cho doanh nghiệp

sự kiện🞄Thứ sáu, 26/04/2024, 10:15

(CL&CS) - Việc áp dụng tiêu chuẩn ISO 22000 - Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm giúp doanh nghiệp đảm bảo uy tín, nâng cao sức cạnh tranh và phát triển bền vững trong thời đại cạnh tranh toàn cầu.

05 trụ cột hành động chính trong nhiệm kỳ Chủ tịch ISO mới

05 trụ cột hành động chính trong nhiệm kỳ Chủ tịch ISO mới

sự kiện🞄Thứ sáu, 26/04/2024, 08:00

(CL&CS) - Vào tháng 1 năm 2024, Tiến sĩ Sung Hwan Cho (Hàn Quốc) đảm nhận vị trí mới là Chủ tịch ISO. Trong thông điệp chào mừng, ông chia sẻ suy nghĩ của mình về cách ISO có thể tăng cường phạm vi tiếp cận của mình để ứng phó với những thách thức toàn cầu hiện tại và trọng tâm trong nhiệm kỳ của ông trong hai năm tới.