Viettel Global lỗ luỹ kế 4.347 tỷ: Oằn mình gánh nợ, vẫn cho vay 7.000 tỷ

(CL&CS) - Dù đang gánh khoản lỗ luỹ kế lên đến 4.000 tỷ đồng và nợ 13.000 tỷ đồng nhưng Viettel Global vẫn cho công ty đang thua lỗ vay.

Tổng công ty cổ phần Đầu tư quốc tế Viettel (Viettel Global) đã công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 2/2021. Theo đó, công ty chưa thể xoá được lỗ luỹ kế. Bên cạnh đó, khoản nợ khổng lồ cũng là một điểm đáng lưu ý.

Lỗ luỹ kế 4.347 tỷ đồng

Theo đó, tình hình kinh doanh quý 2/2021 của Viettel Global có nhiều cải thiện nhưng tính chung 6 tháng đầu năm, lợi nhuận “bốc hơi” 50%.

Cụ thể, doanh thu về bán hàng và cung cấp dịch vụ quý 2/2021 của Viettel Global đạt 5.260 tỷ đồng, tăng 930 tỷ đồng, tương đương 21,5% so với quý 2/2020; luỹ kế 6 tháng đầu năm tăng 1.250 tỷ đồng, tương đương 14,5% so với 6 tháng đầu năm 2020.

6753_ViettelGlobal

Kết quả là lợi nhuận sau thuế quý 2/2021 của Viettel Global đạt 865 tỷ đồng, cải thiện đáng kể so với khoản lỗ 84,5 tỷ đồng quý 2/2020. Tuy nhiên, do Viettel Global thua lỗ trong quý 1/2021 nên tính chung 6 tháng, lợi nhuận sau thuế giảm từ 818 tỷ đồng xuống chỉ còn 445 tỷ đồng.

Lợi nhuận đi lùi như vậy nên tại thời điểm 30/6/2021, Viettel Global phải gánh khoản lỗ luỹ kế lên đến 4.347 tỷ đồng. Kết quả là, từ vốn góp của chủ sở hữu lên đến 30.438 tỷ đồng, hiện tại, vốn chủ sở hữu chỉ còn 28.733 tỷ đồng.

Khoản lỗ luỹ kế khổng lồ này của Viettel Global đến từ chuỗi nhiều quý thua lỗ. Trong quý 1/2021 (lỗ 422 tỷ đồng), quý 4/2020 (lỗ 1.316 tỷ đồng), quý 2/2020 (123 tỷ đồng), quý 3/2018 (lỗ 446 tỷ đồng), quý 2/2018 (lỗ 258 tỷ đồng), quý 1/2018 (lỗ 108 tỷ đồng), quý 4/2017 (lỗ 754 tỷ đồng), quý 3/2017 (lỗ 79 tỷ đồng), quý 4/2016 (lỗ 571 tỷ đồng), quý 2/2016 (lỗ 1.106 tỷ đồng), quý 1/2016 (lỗ 1007 tỷ đồng),…

Có thể thấy hành trình thua lỗ của Viettel Global đã kéo dài từ rất lâu.

Oằn mình gánh nợ, vẫn cho vay 7.000 tỷ

Thua lỗ không phải vấn đề duy nhất của Viettel Global. Bên cạnh thua lỗ, nợ quá lớn cũng tạo gánh nặng không nhỏ cho công ty.

Tại ngày 30/6/2021, nợ phải trả tại Viettel Global lên đến 26.495 tỷ đồng, giảm đáng kể so với con số 29.136 tỷ đồng hồi đầu năm. Trong đó, vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn tăng từ 6.356 tỷ đồng lên 7.710 tỷ đồng, vay và nợ thuê tài chính dài hạn giảm từ 8.705 tỷ đồng xuống 6.099 tỷ đồng.

Như vậy, tổng nợ vay tại Viettel Global đạt 13.809 tỷ đồng. Nợ lớn lên ngân sách Viettel Global phải chi cho lãi vay là không hề nhỏ. Trong 6 tháng đầu năm, chi phí lãi vay đạt 310 tỷ đồng.

Vì thua lỗ nhiều nên Viettel Global rơi vào tình trạng âm nặng dòng tiền. Hồi cuối tháng 6, lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư của Viettel Global là âm 211 tỷ đồng, cùng kỳ năm ngoái âm 2.627 tỷ đồng; lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính là âm 1.274 tỷ đồng.

Trong bối cảnh đó, Viettel Global vẫn dành cả ngàn tỷ đồng để cho vay.

Hồi cuối quý 2/2021, phải thu về cho vay ngắn hạn và dài hạn lần lượt là 6.987 tỷ đồng và 4.601 tỷ đồng. Như vậy, tổng phải thu về cho vay tại Viettel Global là 11.588 tỷ đồng. Con số này cuối kỳ năm ngoái là 11.798 tỷ đồng.

Đáng chú ý, người vay chính của Viettel Global là Công ty TNHH Telecom International Myanmar (Mytel) 8.082 tỷ đồng.

Không chỉ có vậy, Viettel Global còn bảo lãnh cho công ty con. Ngày 18/11/2020, Viettel Global phát hành thư bảo lãnh vay vốn cho khoản vay của Mytel tại Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank) với hạn mức vay 40 triệu USD. Viettel Global cam kết vô điều kiện và không huỷ ngang trong việc bảo lãnh mọi nghĩa vụ của Mytel với TPBank.

Không chỉ cho công ty con vay nhiều, Viettel Global còn gánh thua lỗ từ công ty liên kết. Trong quý 2/2021, khoản đầu tư vào công ty liên kết khiến Viettel Global lỗ 680 tỷ đồng, tính chung 6 tháng đầu năm lỗ 1.768 tỷ đồng dù cùng kỳ năm ngoái lãi 837 tỷ đồng.

Điều đó có nghĩa trong 6 tháng đầu năm nay, nhiều công ty liên kết của Viettel Global thua lỗ.

Nhật Minh

Bình luận

Nổi bật

ADB tăng hạn mức tài trợ thương mại cho Eximbank lên 115 triệu USD

ADB tăng hạn mức tài trợ thương mại cho Eximbank lên 115 triệu USD

sự kiện🞄Thứ năm, 21/11/2024, 14:08

(CL&CS) - Ngày 20/11/2024, Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) thông báo tăng hạn mức tài trợ thương mại cho Eximbank từ 75 triệu USD lên 115 triệu USD. Sự kiện này không những tiếp tục khẳng định uy tín của Eximbank trên thị trường tài chính quốc tế mà còn mở ra cơ hội để ngân hàng tiếp tục hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực tài trợ thương mại và thanh toán quốc tế.

Eximbank giới thiệu giải pháp tài chính thông minh khi mua xe ô tô

Eximbank giới thiệu giải pháp tài chính thông minh khi mua xe ô tô

sự kiện🞄Thứ tư, 20/11/2024, 21:57

(CL&CS) - Trong nhịp sống hiện đại, câu chuyện về việc sở hữu xe ô tô không còn đơn thuần là điều xa xỉ, mà đã trở thành một mảnh ghép quan trọng trong bức tranh cuộc sống của nhiều gia đình Việt. Hãy cùng tìm hiểu về hành trình này và khám phá giải pháp tài chính thông minh để hiện thực hóa ước mơ sở hữu xe.

Thực hành ESG: Bộ ba tiêu chuẩn đo lường tính hiệu quả và bền vững, nâng cao hiệu quả hoạt động của các ngân hàng

Thực hành ESG: Bộ ba tiêu chuẩn đo lường tính hiệu quả và bền vững, nâng cao hiệu quả hoạt động của các ngân hàng

sự kiện🞄Thứ ba, 19/11/2024, 15:31

(CL&CS) - Hiện nay, chuyển đổi sang nền kinh tế xanh, thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững vào năm 2030 và Net Zero vào năm 2050 là một hành trình đầy thách thức, đặc biệt trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng diễn biến rất phức tạp. Trong đó, các vấn đề về tài chính khí hậu đang là một trong những nỗi trăn trở lớn nhất không chỉ với Việt Nam mà cả các quốc gia khác trên toàn cầu.