Thứ tư, 05/05/2021, 11:01 AM

Xử lý thế nào với 12 đại dự án thua lỗ?

(CL&CS) - Các nguyên tắc xử lý dự án thua lỗ, kém hiệu quả của doanh nghiệp nhà nước sẽ sớm được trình Chính phủ. Đây sẽ là cơ sở để không còn sự đùn đẩy trách nhiệm, để doanh nghiệp yên tâm thực hiện. Các bộ ngành và cơ quan chủ sở hữu không xử lý những việc những vấn đề không thuộc thẩm quyền.

“Xử lý 12 đại dự án vẫn nguyên xi như trước – chưa nhìn thấy ánh sáng cuối đường hầm”, đó là một câu nói của TS.Võ Trí Thành - Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược thương hiệu và cạnh tranh – thành viên tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng khi nói về quá trình cải cách doanh nghiệp nhà nước (DNNN).

12 gánh nặng của nền kinh tế

12 dự án thu lỗ ngành Công thương (hay được gọi chung là 12 đại dự án) chưa được xử lý xong đã trở thành gánh nặng của nền kinh tế. Trong đó, có những doanh nghiệp như Tập đoàn hóa chất hay Tổng công ty thép, vì có mấy dự án trong 12 dự này mà kéo cả tập đoàn, tổng công ty rơi vào tình trạng thua lỗ kéo dài nợ nần chồng chất.

Theo báo cáo của Chính phủ với Quốc hội hồi cuối năm 2020 thì tổng nợ phải trả của 12 dự án thua lỗ kém chậm tiến độ lên đến hơn 63.300 tỷ đồng, tổng vốn chủ sở hữu đã âm tới 7.200 tỷ đồng.

Nhưng cho đến nay, sau nhiều nỗ lực xử lý, tái cơ cấu dự án để vực dậy thì một số dự án đã nhúc nhích chuyển biến, tình hình có khá hơn trước nhưng cũng chỉ có 1 dự án là DAP Hải Phòng đã ra khỏi danh sách 12 dự án vì đã có lãi. 

2 dự án khác là Nhiên liệu sinh học Phú Thọ và Nhiên liệu sinh học Bình Phước cũng không còn nằm trong danh sách theo dõi, chỉ đạo, xử lý của Ban chỉ đạo  vì Sinh học Bình Phước đã ngừng hoạt động từ năm 2013 và Dự án Nhiên liệu sinh học Phú Thọ  đã dừng thi công.

Có 5 dự án đang bế tắc vì tranh chấp hợp đồng EPC với nhà thầu (DAP số 2 - Lào Cai, Đạm Hà Bắc, Dự án Đạm Ninh Bình, Công nghiệp tàu thủy Dung Quất, Gang thép Thái Nguyên).

Nhà máy thép Việt Trung đã bắt đầu có lãi nhưng vẫn còn lỗ lũy kế, vẫn còn nợ thuế. Còn Dự án Nhà máy bột giấy Phương Nam đã 4 lần đấu giá không có người mua. 

   Trao đổi với Tạp chí Chất lượng và Cuộc sống, Cục trưởng Cục Tài chính Doanh nghiệp (Bộ Tài chính) cho rằng việc xử lý các dự đại dự án này bế tắc do không xác định rõ, phân định rõ trách nhiệm và thẩm quyền quyết định xử lý dự án khiến đến tình trạng đùn đẩy, không dám làm. Và một nguyên nhân nữa là do không xác định rõ thế nào là bảo toàn vốn khi xử lý các đại dự án này.

Câu chuyện 12 đại dự án là bài học kinh nghiệm đắt giá và sâu sắc về quản lý, quản trị và đầu tư của DNNN và xử lý các tồn tại của DNNN.

Ông Tiến cho biết khi rà soát lại 12 dự án này mới thấy nhiều dự án thuộc trách nhiệm xử lý lại nằm trách nhiệm và thẩm quyền ở các công ty con, công ty cháu.

Không đòi bảo toàn ở dự án đã thua lỗ

Cũng theo ông Tiến, Hội đồng Thành viên hoặc Hội đồng Quản trị - những người rõ nhất dự án đang khó khăn thế nào, vướng mắc ở đâu và cần giải quyết thế nào. Nhiều việc thuộc trách nhiệm và thẩm quyền họ giải quyết nhưng do chưa quy định rõ nên đùn đẩy trách nhiệm lên cơ quan đại diện chủ sở hữu ,Tổng công ty Đầu tư kinh doanh vốn Nhà nước SCIC Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp.

Vì vậy để giải quyết dứt điểm các đại dự án này, trước hết trách nhiệm thuộc về Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên các doanh nghiệp, vấn đề nào vượt thẩm quyền thì báo cáo lên cơ quan đại diện chủ sở hữu, nếu vượt thẩm quyền thì báo cáo lên các bộ ngành.

Ảnh: VOV.vn

Ảnh: VOV.vn

Nguyên tắc xử lý các đại dự án là cơ quan chủ sở hữu thì cơ quan chủ sở hữu báo cáo các bộ ngành. Các bộ ngành và cơ quan chủ sở hữu không xử lý những việc những vấn đề không thuộc thẩm quyền. 

Chỉ khi phân định rõ trách nhiệm và thẩm quyền mới có cơ sở pháp lý cho việc xử lý 12 đại dự án này và cả các dự án DNNN khác nếu rơi vào tình trạng thua lỗ, kém hiệu quả.

Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp nhấn mạnh: Việc xử lý các dự án này, không để kéo dài, không để chậm trễ, không để xảy ra tiêu cực, tham nhũng theo nguyên tắc xác định rõ đúng người đúng việc, đúng thẩm quyền, đúng pháp luật và theo nguyên tắc thị trường thay vì tiếp tục có sự can thiệp của Nhà nước.

Theo nguyên tắc thị trường có nghĩa là các dự án phải được tư vấn định giá lại và khi việc chuyển nhượng vốn, thanh lý tài sản theo giá cả thị trường, thu vốn về theo giá trị được định giá lại.  Phần mất đi, không thu hồi được sẽ phải xử lý theo quy định của pháp luật về những vi phạm trong quá trình triển khai dự án.

“Không thể áp đặt nguyên tắc bảo toàn vốn sổ sách hay vốn đã đầu tư trong những trường hợp này”, ông Tiến nói.

Cục trưởng Đặng Quyết Tiến nhấn mạnh phương hướng xử lý dứt điểm 12 dự án này là dứt điểm, không để kéo dài gây thất thoát tài sản của nhà nước theo nguyên tắc Nguyên tắc này đã được đưa vào dự thảo Đề án Tái cơ cấu  DNNN giai đoạn 2021-2025 mà Bộ Tài chính đang hoàn tất, dự kiến trình Chính phủ trong tháng 4/2021.

Có được nguyên tắc mới đưa ra được cơ chế xử lý, có cơ sở để doanh nghiệp yên tâm thực hiện, không đùn đẩy trách nhiệm. Như thế mới giải quyết dứt điểm được 12 đại dự án. Sớm xử lý dứt điểm, các dự án sẽ giảm được chi phí tài chính phát sinh tăng theo thời gian, như lãi vay ngân hàng, bức tranh tài chính dự án án sủa hơn và công ty mẹ của các dự án này  có thêm điều kiện để phục hồi sản xuất, kinh doanh. 

Hà Linh Lan

Bình luận

Nổi bật

Năm 2025 là năm tăng tốc, bứt phá, về đích; phấn đấu đạt kết quả cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025

Năm 2025 là năm tăng tốc, bứt phá, về đích; phấn đấu đạt kết quả cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025

sự kiện🞄Thứ năm, 14/11/2024, 20:00

(CL&CS) - Các chỉ tiêu chủ yếu của năm 2025 được đề ra gồm: Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) khoảng 6,5-7,0% và phấn đấu khoảng 7,0-7,5%; GDP bình quân đầu người đạt khoảng 4.900 đô la Mỹ (USD); Tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân khoảng 4,5%...

Lạng Sơn: Tập trung đầu tư hạ tầng khu kinh tế cửa khẩu

Lạng Sơn: Tập trung đầu tư hạ tầng khu kinh tế cửa khẩu

sự kiện🞄Thứ năm, 14/11/2024, 09:04

(CL&CS) - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1371/QĐ-TTg ngày 13/11/2024 ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Lạng Sơn thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Quốc hội chốt mục tiêu tăng GDP năm 2025 ở mức 6,5-7%

Quốc hội chốt mục tiêu tăng GDP năm 2025 ở mức 6,5-7%

sự kiện🞄Thứ tư, 13/11/2024, 20:59

(CL&CS)- Chiều 12/11, với 424/426 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025.