Thứ ba, 20/08/2024, 14:24 PM

Ứng dụng khoa học công nghệ phòng, chống dịch bệnh trong chăn nuôi lợn tại Thái Bình

(CL&CS)- Để góp phần hạn chế dịch bệnh trong chăn nuôi lợn, Sở Khoa học và Công nghệ đã triển khai đề tài khoa học và công nghệ cấp tỉnh, bước đầu mang lại hiệu quả cho các hộ chăn nuôi lợn trên địa bàn tỉnh.

Năm 2022 và 2023, Sở Khoa học và Công nghệ Thái Bình đã triển khai đề tài ứng dụng công nghệ tia UV để phòng, chống một số bệnh truyền nhiễm trên đàn lợn. Đề tài được thực hiện thí điểm tại 2 trang trại của 2 huyện Hưng Hà và Quỳnh Phụ. Kết quả đề tài cho thấy, đối với các bệnh truyền nhiễm trong phạm vi nghiên cứu, tỷ lệ đàn lợn mắc các bệnh truyền nhiễm giảm rõ rệt (từ khoảng 50% xuống còn 0,99% - 1,65%), đặc biệt là các bệnh nguy hiểm do vi khuẩn đường ruột escherichia coli hoặc salmonella gây ra.

Ông Trịnh Quang Hiệp, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ cho biết: Thực tế hiện nay, người chăn nuôi trên địa bàn tỉnh sử dụng nước bề mặt ở sông ngòi hoặc nước giếng khoan để rửa chuồng và tắm cho đàn lợn. Với tập tính của con lợn, chúng vẫn có thể liếm láp những nguồn nước đó. Vì vậy, chỉ mỗi nguồn nước uống sạch, sẽ không thể phòng tránh được các bệnh truyền nhiễm. Trong số các loại bệnh trên đàn lợn, bệnh dịch tả lợn châu Phi là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do vi rút gây ra. Hiện nay, bệnh dịch tả lợn châu Phi đang diễn biến rất phức tạp, đã xuất hiện một số ổ dịch trên cả nước, gây thiệt hại lớn cho người chăn nuôi. Dịch bệnh đang có chiều hướng gia tăng, nguy cơ lây lan diện rộng là rất cao, có thể ảnh hưởng đến nguồn cung thực phẩm, chỉ số giá tiêu dùng và môi trường. Chính vì vậy, việc vệ sinh phòng bệnh là khâu rất quan trọng để có thể bảo đảm được sức khỏe của đàn lợn và tính kinh tế trong sản xuất của người chăn nuôi. Và sử dụng tia UV để làm sạch nguồn nước là giải pháp tiên tiến, tối ưu để phòng các loại bệnh truyền nhiễm trên đàn lợn nói chung, bệnh dịch tả lợn châu Phi nói riêng.

Trang trại nuôi lợn của gia đình anh Hoàng Cao Cường, thôn Đôn Nông, xã Đoan Hùng (Hưng Hà) là 1 trong 2 trang trại được áp dụng triển khai thực hiện đề tài. Sau thời gian ứng dụng công nghệ tia UV để xử lý vi sinh vật gây bệnh có trong nguồn nước và dụng cụ bảo hộ, tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy trên đàn lợn giảm nhiều.

e89107489921df2897b049875c31df65

Lắp đặt hệ thống đèn UV tại trang trại nuôi lợncủa gia đình anh Hoàng Cao Cường tại huyện Hưng Hà, Thái Bình

Anh Cường cho biết: Hiện tại, trang trại của gia đình tôi có 40 con lợn thịt và 20 con lợn nái. Trước đây, gia đình tôi chủ yếu dùng nước giếng khoan đã được xử lý bằng hệ thống lọc thô để vệ sinh phòng bệnh cho lợn, song tình trạng lợn bị tiêu chảy vẫn còn nhiều. Năm 2022, gia đình tôi được Sở Khoa học và Công nghệ và Học viện Nông nghiệp Việt Nam tạo điều kiện để triển khai đề tài ứng dụng công nghệ tia UV để phòng, chống một số bệnh truyền nhiễm trên đàn lợn. Từ đó đến nay, tỷ lệ đàn lợn của gia đình mắc bệnh tiêu chảy giảm gần như tuyệt đối, chỉ còn khoảng 1%.  Các dụng cụ bảo hộ trước khi vào chuồng nuôi cũng được tia UV khử trùng sạch sẽ. Tôi mong muốn việc ứng dụng công nghệ tia UV sẽ tiếp tục được nhân rộng tại nhiều trang trại chăn nuôi lợn để mang lại hiệu quả kinh tế tốt hơn cho các hộ chăn nuôi trên địa bàn tỉnh.

Ứng dụng công nghệ tia UV để diệt khuẩn từ lâu đã được sử dụng trong lĩnh vực y học. Tia UV có thể tiêu diệt được tất cả các mầm bệnh, từ vi khuẩn, vi-rút và các ký sinh trùng gây bệnh. Trong số các biện pháp an toàn sinh học nguồn nước, sử dụng tia UV được cho là một biện pháp tiềm năng với nhiều ưu điểm. Kết quả nghiên cứu bước đầu của đề tài là cơ sở khoa học cho việc triển khai, áp dụng các biện pháp an toàn sinh học tiên tiến, hiện đại và nâng cao hiệu quả phòng bệnh trên đàn vật nuôi.

Thế Anh

Bình luận

Nổi bật

An Giang: Ứng dụng công  nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp giúp tăng năng suất

An Giang: Ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp giúp tăng năng suất

sự kiện🞄Thứ sáu, 13/09/2024, 22:02

(CL&CS)- Hiện nay, việc ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp ở TX. Tân Châu, tỉnh An Giang đã trở nên phổ biến. Từ lúa, cá, rau màu, cây ăn trái, nông dân đều tận dụng tốt nhất các loại công nghệ để phục vụ sản xuất giúp tăng năng suất, nâng cao chất lượng sản phẩm.

Sản lượng rau, quả tháng 8 giảm nhưng xuất khẩu vẫn tăng trưởng mạnh

Sản lượng rau, quả tháng 8 giảm nhưng xuất khẩu vẫn tăng trưởng mạnh

sự kiện🞄Thứ sáu, 13/09/2024, 10:54

(CL&CS) - Thời tiết bất lợi, mưa nhiều trong tháng 8 vừa qua đã ảnh hưởng đến sản lượng thu hoạch và chất lượng một số loại rau quả. Thị trường trái cây sôi động hơn trong dịp Rằm tháng 7 vừa qua, nhưng nhìn chung giá các loại trái cây chỉ tăng cục bộ những ngày cận Rằm, sau đó đã giảm trở lại.

Cà Mau phát triển giống gia cầm năng suất cao gắn với chăn nuôi an toàn sinh học

Cà Mau phát triển giống gia cầm năng suất cao gắn với chăn nuôi an toàn sinh học

sự kiện🞄Thứ năm, 12/09/2024, 10:33

(CL&CS)- Để đạt năng suất cao trong chăn nuôi thì khâu quan trọng là chọn con giống chất lượng, sạch bệnh, phù hợp với điều kiện của địa phương, gắn với chăn nuôi an toàn sinh học, thích ứng biến đổi khí hậu để mở rộng phát triển giống trong dân.