Thứ tư, 19/01/2022, 15:01 PM

Ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia

(CL&CS) - Chiều ngày 18/1, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030.

Ngày 6/1 vừa qua, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã ký ban hành Quyết định số 06/QĐ-TTg phê duyệt Đề án này. Đề án xác định 7 quan điểm chỉ đạo lớn, mục tiêu chung và các mục tiêu cụ thể cùng với 5 nhóm nhiệm vụ, giải pháp thực hiện với lộ trình của từng nhiệm vụ trong năm 2022 và giai đoạn 2023-2025, định hướng đến năm 2030. Kèm theo đó là danh mục 25 thủ tục hành chính thiết yếu ưu tiên, tích hợp chia sẻ dữ liệu dân cư phục vụ giải quyết thủ tục hành chính và danh mục 52 nhiệm vụ cụ thể thực hiện với phân công trách nhiệm và các mốc thời gian hoàn thành rất cụ thể để thực hiện Đề án.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.

Đề án xác định 7 quan điểm chỉ đạo lớn có tính chất xuyên suốt trong quá trình thực hiện là: Huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, đặc biệt là người đứng đầu các bộ, ngành, địa phương và sự tham gia của tổ chức, doanh nghiệp và người dân là yếu tố quyết định; sự hành động đồng bộ ở các bộ, ngành, địa phương là yếu tố bảo đảm sự thành công của chuyển đổi số. Dữ liệu dân cư là tài nguyên quan trọng, được quản lý tập trung, thống nhất và chia sẻ trong toàn bộ hệ thống chính trị, phục vụ người dân, doanh nghiệp theo quy định của pháp luật. Dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử là cơ sở để chuyển đổi số trong cách sống, cách làm việc và phương thức sản xuất dựa trên các công nghệ số.

Dữ liệu dân cư là dữ liệu gốc, các cơ sở dữ liệu khác liên quan đến công dân đã, đang và sẽ xây dựng phải căn cứ vào dữ liệu gốc và có sự kết nối, chia sẻ bảo đảm tiết kiệm, tránh lãng phí, tạo ra các giá trị mới; khuyến khích mọi nguồn lực xã hội để xây dựng, phát triển, thúc đẩy ứng dụng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Người dân và doanh nghiệp là trung tâm của chuyển đổi số; lấy phát triển con người, bảo đảm và cải thiện dân sinh làm mục đích; minh bạch hóa và tăng cường sự tham gia của người dân và doanh nghiệp vào hoạt động của cơ quan nhà nước. Người dân chỉ phải cung cấp thông tin, giấy tờ một lần cho các cơ quan nhà nước khi thực hiện các thủ tục hành chính.

hopchinhphu1

Dữ liệu dân cư phải được khai thác, sử dụng hiệu quả nhằm thúc đẩy, phát huy trí tuệ, nguồn lực và sức mạnh quốc gia; phải gắn kết với năng lực quản trị nhà nước, mang lại tiềm năng bứt phá của nền kinh tế, phản ánh giá trị văn hóa, lịch sử và trí tuệ toàn dân trong đời sống xã hội. Việc triển khai phát triển, ứng dụng dữ liệu dân cư phải gắn với mục tiêu làm giàu dữ liệu, tạo nền tảng cho hoạt động thực hiện chuyển đổi số trong xã hội. Việc kết nối, tích hợp, khai thác Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư phải gắn liền bảo đảm an toàn, an ninh thông tin trên môi trường số. Việc khai thác, ứng dụng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, định danh và xác thực điện tử có ý nghĩa rất quan trọng trong phục vụ phát triển kinh tế-xã hội và chuyển đổi số quốc gia, mang lại nhiều lợi ích trước mắt và lâu dài xây dựng Chính phủ điện tử hướng đến Chính phủ số giai đoạn 2022-2030.

Mục tiêu tổng thể của Đề án là ứng dụng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, hệ thống định danh và xác thực điện tử, thẻ căn cước công dân gắn chíp điện tử trong công cuộc chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 để phục vụ 5 nhóm tiện tích như sau: Phục vụ giải quyết thủ tục hành chính và cung cấp dịch vụ công trực tuyến; Phục vụ phát triển kinh tế-xã hội; Phục vụ công dân số; Hoàn thiện hệ sinh thái phục vụ kết nối, khai thác, bổ sung làm giàu dữ liệu dân cư và Phục vụ chỉ đao, điều hành của lãnh đạo các cấp.

Phát biểu ý kiến khai mạc hội nghị, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh, thực hiện các chủ trương của Đảng, Nhà nước, từ trước tới nay, việc ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số là quá trình dài và liên tục, rất khó khăn, đã nỗ lực nhưng chưa bao giờ hài lòng. Để có thể phát triển Chính phủ số, nền kinh tế số, xã hội số, có những công dân số thì cần phải làm nhiều việc, cần rất nhiều kỹ năng, nhiều giải pháp công nghệ. Đặc biệt với các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam, thì có nhiều khó khăn về trình độ, công nghệ thông tin, nhất là thói quen không chú ý về cơ sở dữ liệu từ việc thu thập, cập nhật, phân tích và sử dụng dữ liệu. 

Trong số các dữ liệu trong quá trình chuyển đổi số thì quan trọng nhất là dữ liệu về con người, công dân. Theo thống kê các nước, phần lớn các bộ ngành trung ương và chính quyền các cấp cần nhiều dữ liệu liên quan người dân. Vì thế, việc hoàn thành cơ sở dữ liệu về con người là rất quan trọng, từ đó có các ứng dụng cung cấp các dịch vụ để phục vụ nhân dân và quản lý xã hội. 

Với tinh thần trách nhiệm rất cao, Bộ Công an đã chuẩn bị Đề án để phục vụ quá trình chuyển đổi số của đất nước. Đây là dự án quan trọng, là đề án đầu tiên do Thủ tướng Chính phủ trực tiếp điều hành, chỉ đạo. Chúng ta phải làm sao huy động sức mạnh đồng bộ, có sự chỉ huy thống nhất, quyết liệt, rằng buộc trách nhiệm, hoàn thành các nhiệm vụ đề ra để phục vụ nhân dân tốt hơn, quản lý xã hội tốt hơn, từng bước kết hợp với các lĩnh vực khác như tài chính, doanh nghiệp, tài nguyên, đất đai... 

Hội nghị này có thể coi là hội nghị khởi động để thống nhất quyết tâm hành động. Sau đây, sẽ có nhóm làm việc để lên kế hoạch cho từng tuần, từng tháng. Trong tiêm chủng vaccine, chúng ta "đi sau về trước" thì trong Chính phủ điện tử, chuyển đổi số, cơ sở dữ liệu thì chúng ta sẽ về trước. 

Hoàng Hiệp

Bình luận

Nổi bật

Thủ tướng tiếp Đoàn Ủy ban Kinh tế Việt – Nhật thuộc KEIDANREN

Thủ tướng tiếp Đoàn Ủy ban Kinh tế Việt – Nhật thuộc KEIDANREN

sự kiện🞄Thứ sáu, 29/03/2024, 13:53

(CL&CS) - Chiều 28/3, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp và làm việc với ông Fujimoto Masayoshi và ông Hyodo Masayuki, đồng Chủ tịch Ủy ban Kinh tế Nhật-Việt của Liên đoàn các tổ chức kinh tế Nhật Bản (KEIDANREN) cùng lãnh đạo các tập đoàn hàng đầu của Nhật Bản là thành viên của KEIDANREN sang Việt Nam tham dự Cuộc họp cấp cao khởi động giai đoạn 1 của Sáng kiến chung Việt Nam-Nhật Bản trong kỷ nguyên mới.

Thủ tướng tiếp Giám đốc quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam

Thủ tướng tiếp Giám đốc quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam

sự kiện🞄Thứ sáu, 29/03/2024, 13:53

(CL&CS) - Chiều 28/3, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Giám đốc quốc gia Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam Carolyn Turk đến chào từ biệt, kết thúc nhiệm kỳ công tác.

Hải Dương tổ chức Lễ kỷ niệm 120 năm ngày sinh đồng chí Nguyễn Lương Bằng

Hải Dương tổ chức Lễ kỷ niệm 120 năm ngày sinh đồng chí Nguyễn Lương Bằng

sự kiện🞄Thứ năm, 28/03/2024, 20:48

(CL&CS)- Sáng 28/3, Lễ dâng hương kỷ niệm 120 năm ngày sinh Phó Chủ tịch nước Nguyễn Lương Bằng diễn ra trang trọng tại Nhà tưởng niệm ở thôn Đông, xã Thanh Tùng, huyện Thanh Miện (Hải Dương), tiếp sau đó tại Trung tâm Văn hóa Xứ Đông (TP Hải Dương), Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ tỉnh Hải Dương tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 120 năm ngày sinh đồng chí Nguyễn Lương Bằng (2/4/1904-2/4/2024)