Tỷ lệ CASA tại ACB tăng vọt lên 27%, đứng vị trí thứ 5 trên thị trường

(CL&CS) - Ông Từ Tiến Phát, Tổng Giám đốc ACB cho biết, tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn (CASA) tại ACB có sự cải thiện từ mức 25% cuối năm 2021 lên mức 27% vào cuối quý 1 vừa qua, đứng vị trí thứ 5 trên thị trường về tỷ lệ CASA.

ACB vừa tổ chức đại hội đồng cổ đông thường niên 2022 tại TP.HCM vào 7/4.

ACB vừa tổ chức đại hội đồng cổ đông thường niên 2022 tại TP.HCM vào 7/4.

Tỷ lệ CASA là một chỉ số về chi phí để huy động vốn và phản ánh khả năng sinh lời hoặc khả năng tạo ra lợi nhuận của ngân hàng.

Tại đại hội đồng cổ đông thường niên 2022 của ACB được tổ chức tại TP.HCM vào 7/4, ông Từ Tiến Phát cho biết, ngân hàng đã đầu tư tăng trưởng cho CASA trong nhiều năm vừa qua. Lợi thế của ACB là triển khai rất nhiều gói về sản phẩm: miễn phí cũng như hoàn tiền đến 2%. Về ngân hàng số, ACB là một trong những ngân hàng phát triển khách hàng eKYC (định danh điện tử) lớn hàng đầu thị trường. Ngân hàng đã tích hợp những hệ sinh thái của các tổ chức fintech và dự kiến ra thêm sản phẩm mới trong tháng 4 này nhằm khép kín hành trình trải nghiệm hoàn toàn số cho khách hàng, từ đó thúc đẩy tỷ lệ CASA. ACB kỳ vọng tỷ lệ CASA sẽ đạt mức 28-29% vào cuối năm nay.

Chia sẻ về hoạt động kinh doanh năm vừa qua, ông Trần Hùng Huy cho biết, ngân hàng mẹ và các công ty con đã vượt qua khó khăn và thực hiện thành công mục tiêu mà đại hội đồng cổ đông đã giao. Việc đầu tư ngân số trong thời gian trước đây đã đem lại kết quả tốt cho ACB giúp ngân hàng hoạt động liên tục trong khoảng thời gian nền kinh tế bị phong tỏa do Covid-19.

Trong năm 2021, tổng tài sản của ACB đạt 527.770 tỷ đồng, tăng 18,73% so với năm 2020; huy động 379.921 tỷ đồng, tăng 7,57%; dư nợ tín dụng 361.913 tỷ đồng, tăng 16,19%. Nợ xấu duy trì ở mức 0,77% với tỷ lệ bao phủ nợ xấu (LLR) rất cao 209%.

Trong năm 2021, ACB đạt 11.998 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, tăng 25% so với năm 2020. “Đây là một việc rất đáng biểu dương cho ban điều hành đã nỗ lực đạt và vượt kế hoạch do đại hội đồng cổ đông giao trong hoàn cảnh rất khó khăn”, ông Trần Hùng Huy nhấn mạnh.

Việc này đem lại tỷ lệ ROA (lợi nhuận sau thuế/tổng tài sản bình quân) đạt 1,98%, ROE (lợi nhuận sau thuế/vốn chủ sở hữu bình quân) đạt 23,9%. Ngoài các chỉ tiêu về lợi nhuận, tăng trưởng thì việc tuân thủ các giới hạn và tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động cho hệ thống cũng được ACB giám sát chặt chẽ.

Với lợi nhuận đạt được, ACB sẽ thực hiện chi trả cổ tức năm 2021 bằng cổ phiếu với tỷ lệ 25%. Theo đó, ngân hàng phát hành 675.487.019 cổ phiếu cho cổ đông và vốn điều lệ tăng từ 27.019 tỷ đồng lên 33.774 tỷ đồng.

Năm 2022 được dự báo là một năm khá nhiều cơ hội và thách thức đan xen. Trong vài tháng đầu năm, các sự kiện trên thế giới xảy ra làm ảnh hưởng đến các chuỗi cung ứng của thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Trước những khó khăn đó, Chính phủ Việt Nam đã thể hiện quyết tâm thực hiện linh hoạt và hiệu quả nhiệm vụ vừa phòng chống dịch vừa phục hồi và phát triển triển kinh tế xã hội, phấn đấu tăng trưởng GDP đạt 6-6,5%. Ngân hàng Nhà nước đưa ra định hướng tín dụng cho toàn ngành là 14% và có điều chỉnh phù hợp tùy theo tỷ lệ lạm phát cũng như khả năng hấp thụ của nền kinh tế.

Đối với bối cảnh vĩ mô kinh tế đó thì kế hoạch tăng trưởng của ACB trong năm 2022 là tổng tài sản tăng 11%, đạt 588.187 tỷ đồng; tiền gửi khách hàng tăng 11%, đạt 421.897 tỷ đồng; dư nợ cho vay tăng 10%, đạt 398.299 tỷ đồng; lợi nhuận trước thuế tăng 25%, đạt 15.018 tỷ đồng. Ngân hàng dự kiến chia cổ tức ở mức 25% gồm 15% bằng cổ phiếu và 10% bằng tiền mặt.

Để đạt những chỉ tiêu trên, ACB tập trung đầu tư vào mô hình vận hành và kinh doanh riêng biệt nhằm thu hút khách hàng mới với quy trình số hóa đơn giản, dễ dùng, liền mạch từ trực tuyến đến ngoại tuyến. Chiến lược này xuất phát từ thực tế chuyển đổi số với nhiều cơ hội và thách thức, yêu cầu sự thích ứng nhanh chóng với biến đổi liên tục trong môi trường kinh doanh cũng như sự thay đổi linh hoạt và tích cực thấu hiểu khách hàng. Đồng thời, “tối ưu hóa sức mạnh số hóa” cũng sẽ giúp ACB thực hiện các trách nhiệm xã hội, góp phần bảo vệ môi trường bằng cách giảm số lượng giấy in, giảm thiểu rác thải từ xác hộp mực hay máy móc thiết bị hư hỏng…

Lợi nhuận trước thuế của ACB giai đoạn 2008 - 2021 và kế hoạch năm 2022 (đơn vị tính: tỷ đồng).

Lợi nhuận trước thuế của ACB giai đoạn 2008 - 2021 và kế hoạch năm 2022 (đơn vị tính: tỷ đồng).

Cập nhật sơ bộ kết quả kinh doanh quý 1/2022, ông Từ Tiến Phát cho biết, tổng tài sản đạt 525.000 tỷ đồng, cho vay khách hàng đạt 374.000 tỷ đồng, tiền gửi của khách hàng đạt 386.000 tỷ đồng. Lợi nhuận trước thuế đạt 4.200 tỷ đồng, tăng trưởng 35% so với cùng kỳ năm trước.

Mảng thu nhập ngoài lãi là 1.300 tỷ đồng, tăng trưởng 37% trong đó có sự đóng góp 390 tỷ đồng của mảng bancassurance (phân phối bảo hiểm qua ngân hàng) - đứng đầu thị trường về doanh thu bán bảo hiểm. Chất lượng tín dụng, tỷ lệ nợ xấu vào cuối quý 1/2022 là 0,74% - cải thiện so với mức 0,77% so với cuối năm 2021, tỷ lệ bao phủ nợ xấu ở mức cao 200%.

Với kết quả quý 1/2022, ACB dự báo hoàn thành tốt chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh của năm 2022. Ngoài mục tiêu tăng trưởng tín dụng 10% như đã công bố, ban điều hành ACB phấn đấu đạt 16%. Tỷ lệ CASA liên tục được cải thiện, phí dịch vụ như bancassurance, thẻ, epass đều có sự tăng trưởng trên mức 50%, hoạt động lõi có sự tăng trưởng khá cao trong năm nay. Ngoài ra, năm vừa qua ACB có trích lập dự phòng cho Covid-19 theo Thông tư 14 trị giá 2.300 tỷ đồng và có lãi liên quan đến thông tư này gần 600 tỷ đồng. Nếu tình hình kinh tế khả quan cũng như khách hàng của ACB có sự hồi phục nhanh thì đây khoản thu nhập bất thường trong năm nay.

Nguyễn Như

Bình luận

Nổi bật

Giá vàng nhẫn trong nước tăng cao phá mọi kỷ lục

Giá vàng nhẫn trong nước tăng cao phá mọi kỷ lục

sự kiện🞄Thứ năm, 20/03/2025, 15:55

(CL&CS)- Giá vàng trong nước tiếp tục tăng cao, trong đó vàng nhẫn xuất hiện mức giá cao kỷ lục mới 100,4 triệu đồng/lượng.

Đẩy mạnh tín dụng góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển

Đẩy mạnh tín dụng góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển

sự kiện🞄Thứ tư, 19/03/2025, 15:45

(CL&CS)- Theo ông Bùi Huy Thọ, Giám đốc NHNN chi nhánh Khu vực 10, các tổ chức tín dụng trên địa bàn luôn đảm bảo cung ứng đủ, kịp thời vốn phục vụ sản xuất kinh doanh, phù hợp cơ cấu kinh tế khu vực, trong đó tập trung vào các lĩnh vực ưu tiên và các động lực tăng trưởng của địa phương.

Hệ thống thuế điện tử chính thức hoạt động trở lại

Hệ thống thuế điện tử chính thức hoạt động trở lại

sự kiện🞄Thứ ba, 18/03/2025, 11:10

(CL&CS) - Theo thông tin từ Cục Thuế (Bộ Tài chính), từ 8 giờ ngày 17/3, toàn bộ hệ thống thuế điện tử sau một thời gian tạm dừng (từ 17 giờ ngày 12/3 đến 8 giờ ngày 17/3) để phục vụ nâng cấp và chuyển đổi các danh mục của cơ quan thuế đã chính thức hoạt động trở lại.