Thứ hai, 26/08/2024, 20:16 PM

Tuân thủ tiêu chuẩn Halal để chinh phục thị trường Hồi giáo

(CL&CS)- Việc tuân thủ các tiêu chuẩn Halal không chỉ là trách nhiệm tôn trọng các giá trị tôn giáo mà còn là cơ hội để mở rộng thị trường và phát triển kinh doanh bền vững.

Với quy mô thương mại hàng năm lên tới hơn 2 nghìn tỷ USD, thị trường các quốc gia Hồi giáo có tiềm năm đặc biệt đối với xuất khẩu nông sản, thực phẩm của Việt Nam. Tuy nhiên, để chinh phục thị trường này, các nhà sản xuất, xuất khẩu phải hiểu đúng và tuân thủ chặt chẽ tiêu chuẩn Halal.

Nhằm tiếp cận và khai thác thị trường này, trong thời gian qua, các cơ quan chức năng và nhiều địa phương trong cả nước đã và đang đẩy mạnh các hoạt động thông tin, tuyên truyền về chính sách thương mại, văn hóa, tập quán tiêu dùng của thị trường Hồi giáo đến doanh nghiệp; đồng thời hỗ trợ xúc tiến thương mại, tiếp cận, tham gia hiệu quả thị trường tiềm năng này.

Do vậy, việc đào tạo tiêu chuẩn Halal là yếu tố then chốt giúp các doanh nghiệp tuân thủ quy định tôn giáo và pháp luật, nâng cao chất lượng sản phẩm, mở rộng thị trường và tăng cường danh tiếng. Đặc biệt, trong bối cảnh thị trường toàn cầu hóa và sự phát triển mạnh mẽ của cộng đồng người Hồi giáo, việc hiểu và thực hiện đúng các tiêu chuẩn Halal trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. 

anh-1-ong-abas

Ông Abbas - Chủ tịch Halal Việt Nam phát biểu tại Chương trình đào tạo “Nhận thức tiểu chuẩn Halal”

Phát biểu tại Chương trình đào tạo “Nhận thức tiểu chuẩn Halal” cho các doanh nghiệp diễn ra sáng 24/8 tại Hà Nội, ông Abbas, Chủ tịch Halal Việt Nam, nhấn mạnh chứng nhận Halal không chỉ đơn thuần là một con dấu trên sản phẩm mà còn là biểu tượng của sự cam kết với chất lượng và sự tôn trọng đối với nhu cầu của người tiêu dùng. Quá trình cấp chứng nhận Halal không chỉ đơn thuần là việc xác minh nguyên liệu và quy trình sản xuất, mà còn đảm bảo rằng toàn bộ chuỗi cung ứng từ sản xuất đến tiêu thụ đều tuân thủ chặt chẽ các quy định Halal. Ông nhấn mạnh rằng việc tuân thủ các tiêu chuẩn Halal không chỉ là trách nhiệm tôn trọng các giá trị tôn giáo mà còn là cơ hội để mở rộng thị trường và phát triển kinh doanh bền vững.

Halal Việt Nam cam kết tiếp tục cải thiện quy trình kiểm tra, đào tạo đội ngũ kiểm soát viên và duy trì sự minh bạch trong tất cả các hoạt động. Ông Abbas nhấn mạnh rằng chất lượng của quy trình chứng nhận Halal là yếu tố then chốt, và Halal Việt Nam sẽ không ngừng nỗ lực để đảm bảo tất cả các sản phẩm và dịch vụ được chứng nhận đều đáp ứng nghiêm ngặt các tiêu chuẩn Halal.

Trong bối cảnh toàn cầu hóa, việc duy trì và nâng cao chất lượng chứng nhận Halal là trách nhiệm chung của toàn ngành. Halal Việt Nam sẽ tiếp tục hợp tác với các bên liên quan để đảm bảo các sản phẩm và dịch vụ Halal không chỉ đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng mà còn góp phần vào sự phát triển bền vững của nền kinh tế toàn cầu.

Halal Việt Nam là tổ chức chứng nhận uy tín với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đánh giá và cấp chứng nhận Halal cho các sản phẩm xuất khẩu từ Việt Nam đến thị trường Hồi giáo toàn cầu. Halal Việt Nam hỗ trợ các nhà sản xuất và kinh doanh tại Việt Nam tiếp cận thị trường quốc tế, nâng cao danh tiếng của mình như một nhà cung cấp uy tín.

Ngoài ra, Halal Việt Nam còn đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tôn giáo, giáo dục, phát triển kinh tế và hoạt động văn hoá phù hợp với các nguyên tắc, truyền thống của đạo Hồi.

Hiện tại, quy trình chứng nhận Halal tại Việt Nam dựa trên các tiêu chuẩn quốc tế như: ISO/IEC 17065, ISO/IEC 17021-1, FDA 12, MS 1500:2019, UAE.S 2055-1:2015…

Trung Kiên

Bình luận

Nổi bật

Chuẩn hóa nâng cao chất lượng đào tạo của ngành du lịch

Chuẩn hóa nâng cao chất lượng đào tạo của ngành du lịch

sự kiện🞄Thứ tư, 18/09/2024, 14:11

(CL&CS) - Thời gian qua, ngành du lịch Việt Nam đã chứng minh khả năng phục hồi mạnh mẽ với sự tăng trưởng liên tục về lượng khách ở cả thị trường quốc tế và trong nước. Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia, chất lượng và sự bền vững của nguồn nhân lực du lịch nước ta chưa thể bắt kịp sự tăng trưởng đó và còn nhiều hạn chế.

Yêu cầu chung đối với mã truy vết vật phẩm trong truy xuất nguồn gốc

Yêu cầu chung đối với mã truy vết vật phẩm trong truy xuất nguồn gốc

sự kiện🞄Thứ tư, 18/09/2024, 09:29

(CL&CS) - Theo TCVN 13274:2020, mã truy vết vật phẩm là dãy số hoặc số và chữ được dùng để định danh vật phẩm ở các công đoạn sản xuất, kinh doanh trong quá trình truy xuất nguồn gốc.

Ban hành tiêu chuẩn quốc tế xác định nồng độ PFAS không khí trong nhà

Ban hành tiêu chuẩn quốc tế xác định nồng độ PFAS không khí trong nhà

sự kiện🞄Thứ tư, 18/09/2024, 09:29

(CL&CS) - Tiêu chuẩn mới được Uỷ ban Tiêu chuẩn quốc tế ASTM phê duyệt, mô tả các phương pháp xác định nồng độ PFAS không khí trong nhà.