Chủ nhật, 09/06/2024, 21:13 PM

Tuân thủ pháp lý trên môi trường quốc tế

(CL&CS) - Chỉ qua vài tháng đầu năm 2024, hàng xuất khẩu của Việt Nam đã phải đối mặt với hàng trăm vụ việc điều tra phòng vệ thương mại với đa dạng các mặt hàng.

Ảnh minh hoạ.

Ảnh minh hoạ.

Trong tháng 5/2024, pin năng lượng mặt trời từ Việt Nam đã bị Hoa Kỳ khởi xướng điều tra chống bán phá giá, chống trợ cấp. Cuối tháng 5 vừa qua, Ủy ban Thương mại Hàn Quốc (Cơ quan điều tra Hàn Quốc) đã khởi xướng điều tra chống bán phá giá đối với mặt hàng thép không gỉ cán nguội có xuất xứ hoặc nhập khẩu từ Việt Nam...

Theo Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương), tính đến hết tháng 4/2024, hàng xuất khẩu của Việt Nam đã phải đối mặt với 249 vụ việc điều tra phòng vệ thương mại từ 24 thị trường. Trong khi cả năm 2023 trước đó, hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam là đối tượng của 242 vụ việc. Điều này cho thấy, số lượng vụ việc điều tra phòng vệ thương mại có xu hướng gia tăng với nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan.

Hiện các cơ quan đều đã có sự chủ động triển khai công tác cảnh báo sớm các mặt hàng có nguy cơ cũng như hỗ trợ doanh nghiệp ứng phó với các vụ việc phòng vệ thương mại. Nhưng về phía doanh nghiệp, một giải pháp hữu hiệu là cần tăng cường tìm hiểu quy định pháp luật của thị trường xuất khẩu mục tiêu. Đồng thời, doanh nghiệp nên có sự đổi mới, tăng cường cạnh tranh bằng chất lượng, hạn chế cạnh tranh bằng giá cũng như không tiếp tay cho các hành vi gian lận xuất xứ, lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại... làm ảnh hưởng đến uy tín và vị thế của hàng hoá xuất khẩu trong nước.

Có thể thấy, việc tuân thủ đúng các quy định trong nước và quốc tế trong sản xuất, kinh doanh luôn là điều kiện cần được ưu tiên thực hiện để doanh nghiệp hoạt động thuận lợi trong môi trường quốc tế. Công tác này cần sự vào cuộc từ các cơ quan chức năng liên quan đến đào tạo, tập huấn cũng như truyền thông chính sách để các doanh nghiệp nắm bắt, hiểu rõ và tuân thủ.

Hơn nữa, các tổ chức cũng như cơ quan nhà nước cần có nhiều ưu đãi và hoạt động để hỗ trợ doanh nghiệp về vấn đề pháp lý liên quan đến quy tắc xuất xứ, thủ tục kê khai... cũng như bảo vệ doanh nghiệp trên thương trường quốc tế ứng phó với phòng vệ thương mại.

Theo Tạp chí Hải quan

Bình luận

Nổi bật

Tuân thủ pháp lý trên môi trường quốc tế

Tuân thủ pháp lý trên môi trường quốc tế

sự kiện🞄Chủ nhật, 09/06/2024, 21:13

(CL&CS) - Chỉ qua vài tháng đầu năm 2024, hàng xuất khẩu của Việt Nam đã phải đối mặt với hàng trăm vụ việc điều tra phòng vệ thương mại với đa dạng các mặt hàng.

Công nhận thành phố Vinh mở rộng đạt tiêu chí đô thị loại I

Công nhận thành phố Vinh mở rộng đạt tiêu chí đô thị loại I

sự kiện🞄Thứ tư, 05/06/2024, 07:54

(CL&CS) - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 475/QĐ-TTg ngày 4/6/2024 công nhận thành phố Vinh mở rộng, tỉnh Nghệ An đạt tiêu chí đô thị loại I.

Được lựa chọn hình thức phù hợp, tiện lợi nhất để nhận lương hưu và trợ cấp BHXH

Được lựa chọn hình thức phù hợp, tiện lợi nhất để nhận lương hưu và trợ cấp BHXH

sự kiện🞄Thứ ba, 04/06/2024, 16:14

(CL&CS) - Với quan điểm “lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm phục vụ”, tạo thuận lợi nhất cho người tham gia, thụ hưởng chính sách BHXH, BHYT, toàn ngành Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam đã và đang triển khai song song các hình thức chi trả lương hưu và trợ cấp BHXH. Theo đó, người hưởng hoàn toàn có thể tự lựa chọn hình thức nhận chế độ BHXH phù hợp nhất và tối ưu nhất đối với bản thân.