Thứ tư, 24/11/2021, 21:49 PM

Phòng vệ thương mại là phao cứu sinh cho hàng Việt trong biển lớn

(CL&CS) - Đại dịch COVID-19 càng khiến các nước gia tăng phòng vệ thương mại. Chủ động hơn với các công cụ phòng vệ thương mại, áp dụng tiêu chuẩn quốc gia vào thương mại là cách để bảo vệ sản xuất trong nước và tránh rủi ro khi xuất khẩu.

“Các nền kinh tế có kim ngạch xuất khẩu càng lớn càng dễ trở thành đối tượng của các biện pháp phòng vệ thương mại, mà Việt Nam là một trong số đó”, ông Lương Hoàng Thái, Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương) cho biết như vậy trong Hội nghị trực tuyến “Phổ biến thông tin về phòng vệ thương mại dành cho các cơ quan báo chí” do Ban Tuyên giáo Trung ương và Bộ Công Thương tổ chức tuần trước.

Kiện phòng vệ thương mại tăng mạnh trong thời COVID

Phòng vệ thương mại là công cụ chính sách được Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) cho phép các nước thành viên sử dụng để bảo vệ sản xuất trong nước khi hàng hóa nhập khẩu tăng mạnh gây ảnh hưởng tới ngành sản xuất nội địa, hoặc khi hàng hóa nhập khẩu cạnh tranh không lành mạnh khi bán phá giá hay có trợ cấp từ chính phủ nước xuất khẩu.

Các biện pháp phòng vệ thương mại đã thường xuyên được các quốc gia trên thế giới sử dụng. Thêm vào đó trong bối cảnh đại dịch COVID-19, chi phí sản xuất và logicstic tăng cao, cầu sụt giảm khiến nhiều nước gia tăng phòng vệ thương mại.

Quy mô xuất khẩu, nhập khẩu tăng nhiều lần cho thấy năng lực của nhiều ngành sản xuất, xuất khẩu của ta đã cao hơn, hàng hóa của ta đã thâm nhập được và cạnh tranh sòng phẳng trên nhiều thị trường xuất khẩu. Nhưng số lượng các vụ việc phòng vệ thương mại của nước ngoài đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam cũng tăng rất nhanh.  

Một lý do nữa, đó là một vài nước cho rằng hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam sử dụng nguyên liệu chính (như thép, nhôm, thậm chí là tôm) được nhập khẩu từ những nước, những khu vực đang bị họ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại.

Hàng hóa Việt Nam đã thâm nhập được và cạnh tranh sòng phẳng trên nhiều thị trường xuất khẩu.

Hàng hóa Việt Nam đã thâm nhập được và cạnh tranh sòng phẳng trên nhiều thị trường xuất khẩu.

Theo số liệu của Bộ Công Thương, từ năm 2011 đến nay đã có 161 vụ việc điều tra phòng vệ thương mại đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam.

 Bị nước ngoài áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại, các ngành xuất khẩu của Việt Nam sẽ bị tác động tiêu cực như làm giảm lợi thế cạnh tranh, dẫn đến mất một phần hoặc toàn bộ thị trường xuất khẩu.

Nhưng ở chiều ngược lại khi hàng hóa nước ngoài nhập khẩu vào Việt Nam tăng mạnh và giá bán thấp cũng gây ảnh hưởng lớn tới sản xuất trong nước. Đơn cử như đường nhập khẩu từ Thái Lan và các nước trong khu vực khiến ngành sản suất mía đường lao đao, giá đường và mía trong nước sụt giảm mạnh.

Và để bảo vệ sản xuất trong nước, chúng ta đã chủ động sử dụng công cụ phòng vệ thương mại đối với những một số mặt hàng nhập khẩu từ nước ngoài có biểu hiện bán phá giá, lẩn tránh phòng vệ thương mại.

Sau khi Bộ Công Thương quyết định áp dụng biện pháp chống bán phá giá và chống trợ cấp với đường nhập khẩu từ Thái Lan, giá bán mía của nông dân đã được nâng lên.   

Sau khi nâng thuế nhập khẩu với đường Thái Lan thì có hiện tượng đường sản xuất từ Thái Lan vòng qua các nước Cam-pu-chia, In-đô-nê-xi-a, Lào, Ma-lai-xi-a và Mi-an-ma đưa vào Việt Nam để tránh thuế bán phá giá.

Trang bị kiến thức phòng vệ, áp dụng tiêu chuẩn quốc gia

 “Quá trình hội nhập có hai mặt, một mặt tích cực hội nhập, một mặt cần có có biện pháp phòng vệ hợp lý”, ông Thái nói.

Để bảo vệ sản xuất trong nước, tính đến tháng 11/2021, Bộ Công Thương đã khởi xướng điều tra 23 vụ việc phòng vệ thương mại.   

Theo như bà Nguyễn Thị Thu Trang - Giám đốc Trung tâm WTO và Hội nhập, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam: tuy doanh nghiệp và hiệp hội ngành nghề đã chủ động hơn, nhưng theo bà Trang, tỷ lệ thắng kiện của phía Việt Nam chỉ khoảng 20%/tổng vụ kiện, là còn quá thấp.

3
Việt Nam quyết định điều tra áp dụng biện pháp chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại đối với đường của 5 quốc gia.

Việt Nam quyết định điều tra áp dụng biện pháp chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại đối với đường của 5 quốc gia.

“Đi ra biển lớn phải có phao cứu sinh để phòng vệ. Các công cụ phòng vệ thương mại chính là chiếc phao đó”, ông Lê Triệu Dũng – Cục trưởng Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) phát biểu.

Nhưng với phần lớn các doanh nghiệp và hiệp hội doanh nghiệp thì vẫn khá bị động và chưa thực sự hiểu rõ về các biện pháp phòng vệ thương mại, nên vẫn gặp rủi ro ở thị trường nước ngoài, lại phản ứng khá chậm khi bị hàng nhập khẩu nước ngoài phá giá chiếm thị trường.

 Ông Dũng lưu ý các doanh nghiệp, các hiệp hội cần hiểu rõ về phòng vệ thương mại để lường tránh nguy cơ bị kiện ở thị trường nước ngoài, bảo vệ hàng hóa trong nước khi có tình huống bất ngờ và cũng là để chủ động kiện trở lại hàng nước ngoài để giữ thị trường, thiết lập lại môi trường cạnh tranh công bằng và bảo vệ được lợi ích chính đáng của nhiều ngành sản xuất trong nước.

Bên cạnh phòng vệ thương mại, thì hệ thống tiêu chuẩn quốc gia giúp doanh nghiệp vươn ra biển lớn“, ông Nguyễn Anh Dương – một chuyên gia về hội nhập, Trưởng ban Nghiên cứu Tổng hợp của Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế trương ương lưu ý.

Hệ thống tiêu chuẩn quốc gia đã đáp ứng kịp thời, lộ trình hội nhập quốc tế của Việt Nam, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, hàng hóa, góp phần tăng cường xuất khẩu và thuận lợi hóa giao dịch thương mại của Việt Nam trên trường quốc tế, giúp hàng hóa Việt Nam vượt qua các rào cản kỹ thuật trong thương mại để hội nhập sâu rộng và mạnh mẽ hơn.

Nhiều doanh nghiệp đã coi vấn đề tiêu chuẩn và chất lượng trở thành giá trị cốt lõi cho hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Tiêu chuẩn chất lượng là "chìa khóa" mở cửa thị trường cho hàng hóa xuất khẩu nhưng cũng là rào cản kỹ thuật với hàng nhập khẩu.

 Rào cản kỹ thuật trong thương mại quốc tế hiện có 6 nhóm: Quy định và tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm; an toàn cho người sử dụng; môi trường; trách nhiệm xã hội; ghi nhãn sản phẩm; nguồn gốc xuất xứ. Hội nhập càng sâu rộng thì rào cản kỹ thuật càng tinh vi, phức tạp và khó vượt.

Việt Nam đã có 12.000 TCVN, đạt tỷ lệ 56% hài hòa với tiêu chuẩn quốc tế, quy chuẩn quốc gia có khoảng 800 QCVN dần hoàn thiện, phù hợp với hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn chung của quốc tế, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Tiêu chuẩn quốc gia với tỷ lệ 56% hài hòa với tiêu chuẩn quốc tế và khu vực tạo thuận lợi về hành lang kỹ thuật để hàng hóa của Việt Nam vào các thị trường lớn đầy sức cạnh tranh phải đối mặt với các hàng rào kỹ thuật về kiểm dịch, môi trường, an toàn thực phẩm, thực hiện việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm.

(Bài/loạt bài tuyên truyền thực hiện Nghị quyết số 84/NQ - CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ).

Linh Đan

Bình luận

Nổi bật

Chuyện ít biết về cây cầu ở Thủ đô được thế giới hết lời khen ngợi: Thành lập ngân hàng và quận riêng để quản lý, 8.300 công nhân thi công ròng rã 11 năm

Chuyện ít biết về cây cầu ở Thủ đô được thế giới hết lời khen ngợi: Thành lập ngân hàng và quận riêng để quản lý, 8.300 công nhân thi công ròng rã 11 năm

sự kiện🞄Thứ hai, 29/04/2024, 07:37

Theo tính toán của các chuyên gia cầu đường, hiện nay, nếu xây dựng một cây cầu tương đương quy mô cây cầu này, kinh phí sẽ không dưới 500 triệu USD.

Tỉnh sát vách TP. HCM 'tham vọng' lọt top 3 nền kinh tế lớn nhất Việt Nam: Hệ thống giao thông hoành tráng là 'át chủ bài'

Tỉnh sát vách TP. HCM 'tham vọng' lọt top 3 nền kinh tế lớn nhất Việt Nam: Hệ thống giao thông hoành tráng là 'át chủ bài'

sự kiện🞄Thứ hai, 29/04/2024, 07:34

Những thành tựu địa phương đã được trong thời gian qua cho thấy mục tiêu này của tỉnh không hề xa vời.