Thứ tư, 04/09/2024, 21:45 PM

Trung Quốc đề xuất hệ thống phòng thủ hạt nhân đối phó tiểu hành tinh, cần được trang bị tên lửa

Một nhóm nhà khoa học Trung Quốc đã đề xuất phát triển một hệ thống phòng thủ hạt nhân toàn cầu để đối phó với nguy cơ từ các tiểu hành tinh có khả năng đe dọa sự tồn tại của Trái đất.

Theo Đài RT đưa tin ngày 28/8, nghiên cứu này được thực hiện bởi nhóm chuyên gia từ chương trình thám hiểm không gian sâu của Trung Quốc. Trong bài báo mới nhất công bố trên tạp chí SCIENTIA SINICA Technologica tháng này, các nhà nghiên cứu nhận định rằng vũ khí hạt nhân có thể là biện pháp hữu hiệu nhất để ngăn chặn một vụ va chạm tiểu hành tinh có thể dẫn đến thảm họa toàn cầu. Phân tích cho thấy, trong một số tình huống nhất định, chỉ có vũ khí hạt nhân mới đủ sức chuyển hướng một tiểu hành tinh ra khỏi quỹ đạo của nó.

Một nhóm nhà khoa học Trung Quốc đã đề xuất phát triển một hệ thống phòng thủ hạt nhân toàn cầu để đối phó với nguy cơ từ các tiểu hành tinh có khả năng đe dọa sự tồn tại của Trái đất. Ảnh: SCMP

Một nhóm nhà khoa học Trung Quốc đã đề xuất phát triển một hệ thống phòng thủ hạt nhân toàn cầu để đối phó với nguy cơ từ các tiểu hành tinh có khả năng đe dọa sự tồn tại của Trái đất. Ảnh: SCMP

Mặc dù luật pháp quốc tế hiện hành cấm triển khai vũ khí hạt nhân trong không gian và nguy cơ ô nhiễm phóng xạ vẫn là một mối lo ngại lớn, các nhà khoa học nhấn mạnh rằng cần xây dựng một chiến lược dài hạn, cùng với việc đầu tư vào hệ thống phòng thủ hạt nhân để bảo vệ nhân loại trước những mối đe dọa tiềm ẩn từ vũ trụ.

Nguy cơ “tiềm ẩn” từ các tiểu hành tinh

Một tiểu hành tinh được xem là "vật thể gần Trái Đất" nếu nó tiếp cận trong khoảng 45 triệu km so với quỹ đạo của hành tinh chúng ta. Nếu nó tiến gần hơn 7,5 triệu km và có kích thước lớn hơn 140m, nó sẽ được xếp vào loại "vật thể có khả năng gây nguy hiểm".

Minh họa một tiểu hành tinh lớn bốc cháy trong khí quyển Trái đất ngay trước khi đâm xuống. Ảnh: Romolotavani/Getty

Minh họa một tiểu hành tinh lớn bốc cháy trong khí quyển Trái đất ngay trước khi đâm xuống. Ảnh: Romolotavani/Getty

Theo một đánh giá của các nhà nghiên cứu Trung Quốc, có thể có nhiều tiểu hành tinh chưa được phát hiện đang là mối đe dọa đối với Trái đất, trong đó có tiểu hành tinh “khổng lồ” đường kính hơn 1km (0,6 dặm). NASA và các cơ quan vũ trụ khác đang tích cực tìm kiếm các thiên thể này đã phát hiện có hàng trăm vật thể mỗi năm. Tuy nhiên, các tiểu hành tinh nhỏ, có bề mặt tối và khó phát hiện, đặc biệt là khi chúng tiếp cận từ hướng mặt trời, làm giảm hiệu quả của công tác phát hiện.

Nếu một tiểu hành tinh có đường kính lớn hơn 1km va chạm với Trái Đất, hậu quả có thể sẽ thảm khốc toàn cầu, gây ra biến đổi khí hậu đột ngột tương tự như kịch bản "mùa đông hạt nhân". Cho đến nay, 854 trong số những tiểu hành tinh khổng lồ này đã được phát hiện, nhưng vẫn có khả năng còn nhiều tiểu hành tinh chưa được biết đến.

Nếu một tiểu hành tinh có đường kính lớn hơn 1km va chạm với Trái Đất, hậu quả có thể sẽ thảm khốc toàn cầu. Ảnh: Internet

Nếu một tiểu hành tinh có đường kính lớn hơn 1km va chạm với Trái Đất, hậu quả có thể sẽ thảm khốc toàn cầu. Ảnh: Internet

Nghiên cứu chỉ ra rằng mặc dù công nghệ phát hiện các vật thể gần Trái đất đã có những tiến bộ đáng kể trong thời gian gần đây, nhưng vẫn không thể loại trừ hoàn toàn nguy cơ mắc phải sai sót. Do đó, con người cần phải chuẩn bị sẵn sàng để đối phó với những mảnh vỡ từ không gian.

Vũ khí hạt nhân có phải là biện pháp duy nhất?

Nhóm nghiên cứu đã đánh giá nhiều phương pháp khác nhau để thay đổi quỹ đạo của tiểu hành tinh, bao gồm tác động động học, lắp đặt tên lửa hoặc động cơ plasma, sử dụng các thiết bị phóng như máy bắn đá và khai thác ánh sáng mặt trời tập trung hoặc tia laser công suất cao.

Kết quả cho thấy, trong những tình huống khẩn cấp, chẳng hạn như khi chỉ còn một tuần trước khi tiểu hành tinh va chạm với Trái đất, đầu đạn hạt nhân là phương án duy nhất có khả năng làm thay đổi quỹ đạo của tiểu hành tinh để tránh va chạm.

Các nhà nghiên cứu Trung Quốc cho rằng vũ khí hạt nhân có thể cứu Trái đất trước các tiểu hành tinh. Ảnh: RT/Getty Images/Solarseven

Các nhà nghiên cứu Trung Quốc cho rằng vũ khí hạt nhân có thể cứu Trái đất trước các tiểu hành tinh. Ảnh: RT/Getty Images/Solarseven

Dựa trên những phân tích này, nhóm nghiên cứu đề xuất rằng cách hiệu quả nhất để đối phó với nguy cơ từ các tiểu hành tinh là phát triển một hệ thống phòng thủ hạt nhân toàn cầu. Hệ thống này cần bao gồm các bệ phóng nhanh có khả năng triển khai đầu đạn hạt nhân từ mặt đất lên không gian trong vòng 7 ngày đến một tháng. Ngoài ra, hệ thống cần được trang bị tên lửa với khả năng tấn công chính xác.

Hơn nữa, hệ thống này cần có khả năng triển khai trước các đầu đạn hạt nhân lên quỹ đạo, sẵn sàng hoạt động trong thời gian dài hơn 10 năm để đảm bảo phản ứng kịp thời trước những mối đe dọa tiềm tàng trong tương lai.

Hải Châu

Bình luận

Nổi bật

Bộ GD&ĐT: Cương quyết không đưa vào sử dụng các công trình không đảm bảo chất lượng, có nguy cơ đổ sập

Bộ GD&ĐT: Cương quyết không đưa vào sử dụng các công trình không đảm bảo chất lượng, có nguy cơ đổ sập

sự kiện🞄Thứ tư, 11/09/2024, 13:26

(CL&CS) - Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo có Công điện số 1200/CĐ-BGDĐT gửi Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo công tác khắc phục sau bão số 3.

Quyên góp, ủng hộ đoàn viên lao động ngành Y tế bị thiệt hại do bão số 3

Quyên góp, ủng hộ đoàn viên lao động ngành Y tế bị thiệt hại do bão số 3

sự kiện🞄Thứ tư, 11/09/2024, 13:25

(CL&CS) - Vừa qua, tại Bộ Y tế, Công đoàn Bộ Y tế phối hợp Văn phòng Bộ Y tế đã tổ chức Lễ phát động quyên góp, ủng hộ đoàn viên lao động ngành y tế bị thiệt hại do bão số 3.

Hà Nội yêu cầu đảm bảo cấp phát đủ thuốc với các bệnh thường gặp trong mưa lũ

Hà Nội yêu cầu đảm bảo cấp phát đủ thuốc với các bệnh thường gặp trong mưa lũ

sự kiện🞄Thứ tư, 11/09/2024, 13:22

(CL&CS)- Sở Y tế Hà Nội vừa ban hành Văn bản 4300/SYT-NVD chỉ đạo các cơ sở y tế và kinh doanh thuốc trên địa bàn thành phố đảm bảo cung ứng đủ thuốc phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh trong mùa mưa bão và lũ lụt.