Trong các nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội, khoa học và công nghệ là thành tố rất quan trọng
(CL&CS)- Các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số được thúc đẩy mạnh mẽ trên các lĩnh vực.
Năm 2021 là năm hết sức đặc biệt, đầy sóng gió với những khó khăn, thách thức chưa từng có trong tiền lệ mà đại dịch gây ra. Nhưng 2021 vẫn là một năm thành công với những thành tích có ý nghĩa quan trọng, rất đáng khích lệ. Trong đó có sự đóng góp quan trọng của khoa học và công nghệ.
Nhìn lại những điểm sáng trong năm 2021, bên cạnh vĩ mô ổn định, kinh tế bắt đầu phục hồi, đời sống người dân được bảo đảm, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết trong báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư với Chính phủ về tình hình đất nước năm 2021, phần về khoa học công nghệ (KHCN) có một dung lượng không hề nhỏ.
Báo cáo với Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, trong bối cảnh dịch bệnh, nhưng thị trường khoa học và công nghệ (KHCN): Tiếp tục phát triển, vận hành và khai thác hiệu quả các điểm kết nối cung cầu công nghệ, trong đó tập trung vào việc hỗ trợ hình thành và vận hành các điểm kết nối cung cầu công nghệ mới theo nhu cầu thực tế của địa phương.
Các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số được thúc đẩy mạnh mẽ trên các lĩnh vực. Trong đó, cơ bản hoàn thành và chính thức vận hành hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư từ ngày01/7/2021; dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 đạt trên 50%; chương trình hỗ trợ chuyển đổi số cho doanh nghiệp Việt Nam giai đoạn 2021 – 2025 với hơn 6.000 doanh nghiệp tiếp cận; kết nối trực tuyến từ Chính phủ đến gần 100% xã, phường, thị trấn tại các tỉnh, thành phố.Sàn giao dịch công nghệ online tiếp tục xây dựng và hoàn thiện.
Điểm lại về chính sách và giải pháp, Thứ trưởng Phương cho biết, trong năm 2021 đã tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp phát triển KHCN và đổi mới sáng tạo phục vụ phát triển KTXH và phòng chống dịch bệnh. Tạo mọi điều kiện tháo gỡ các khó khăn để đẩy mạnh thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu phát triển, ứng dụng, đổi mới công nghệ trong doanh nghiệp. Tiếp tục hoàn thiện chính sách, pháp luật về KHCN để thúc đẩy chất lượng nghiên cứu theo chuẩn mực quốc tế, phát huy hiệu quả đầu tư đối với phát triển KHCN và đổi mới sáng tạo;
Bên cạnh đó tổ chức triển khai hiệu quả các Chương trình KHCN quốc gia đến năm 2030 (Quyết định số 118/QĐ-TTg ngày 25/01/2021 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình đổi mới công nghệ quốc gia đến năm 2030; Quyết định 130/QĐ-TTg ngày 27/01/2021 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao đến năm 2030; (iii) Quyết định số 157/QĐ-TTg ngày 01/02/2021 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình phát triển sản phẩm quốc gia đến năm 2030).
Về ứng dụng công nghệ, đổi mới công nghệ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 36/QĐ-TTg ngày 11/01/2021 ban hành Kế hoạch tổng thể nâng cao năng suất dựa trên nền tảng KHCN và đổi mới sáng tạo giai đoạn 2021-2023.
Các chính sách, giải pháp khuyến khích các doanh nghiệp, tập đoàn lớn đầu tư vào lĩnh vực công nghệ cao; đẩy nhanh tốc độ và hiệu quả ứng dụng, phát triển trí tuệ nhân tạo... đã được thực hiện.
Hành lang pháp lý để kiện toàn hệ thống tổ chức KHCN công lập Tiếp tục hoàn thiện. Quy định tiêu chí phân loại, điều kiện thành lập, sáp nhập, hợp nhất, giải thể các tổ chức KHCN công lập được ban hành. Quy hoạch mạng lưới KHCN công lập thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã bắt đầu được xây dựng. Đồng thời rà soát, sắp xếp lại các tổ chức KHCN, giảm mạnh đầu mối, tăng cường phân cấp, phân quyền quản lý nhà nước trong lĩnh vực KHCN.
Bên cạnh đó là đẩy mạnh xây dựng cơ chế, chính sách phát triển nhân lực KHCN, tập trung xây dựng Chiến lược quốc gia về phát triển đội ngũ trí thức giai đoạn 2021-2030.
Tiếp tục sử dụng, trọng dụng cá nhân hoạt động KHCN và thu hút cá nhân hoạt động KHCN là người Việt Nam ở nước ngoài và chuyên gia nước ngoài tham gia hoạt động KHCN tại Việt Nam theo quy định. Đến nay, cả nước có khoảng 184.430 người tham gia hoạt động nghiên cứu phát triển, khoảng 7,6 cán bộ nghiên cứu toàn thời gian trên l0.000 dân.
Củng cố cơ sở dữ liệu thông tin KHCN quốc gia để đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu tra cứu thông tin, kết quả thực hiện nhiệm vụ KHCN phục vụ công tác quản lý và nghiên cứu. Tiếp tục triển khai Đề án Phát triển nguồn tin KHCN phục vụ nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 làm cơ sở để tập trung xây dựng và phát triển các nguồn tin KHCN trong nước; Các giải pháp phát triển Hệ tri thức Việt số hóa và phát huy hiệu quả năng lực sáng tạo dựa trên tri thức của người dân được triển khai.
Cơ sở dữ liệu về công nghệ, chuyên gia công nghệ, các tổ chức trung gian phục vụ nhu cầu đổi mới công nghệ của doanh nghiệp thường xuyên cập nhật. Đã hoàn thiện platform Hệ tri thức và đẩy mạnh các dự án thành phần trong các lĩnh vực.
Nói về đóng góp của ngành, Thứ trưởng Bộ KHCN, ông Lê Xuân Định cho biết, năm 2021, ngành KHCN, đổi mới sáng tạo đã đóng góp hiệu quả trong nâng cao năng suất, chất lượng, tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, phát triển kinh tế. Trong đó, chỉ số giá trị sản phẩm công nghệ và sản phẩm ứng dụng công nghệ cao đạt trên 50% GDP.
Trong năm 2021, Việt Nam tiếp tục duy trì xếp hạng trong nhóm 45 quốc gia dẫn đầu toàn cầu về chỉ số đổi mới sáng tạo (GII). Việt Nam tiếp tục là quốc gia đạt tiến bộ về đổi mới sáng tạo một cách có hệ thống và có tiềm năng lớn.
Ngành KHCN đã và tiếp tục là ngành rất quan trọng trong quá trình phát triển của đất nước. Ví dụ, đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng GDP từ mức 33,6% vào năm 2010 lên 45,2% vào năm 2020 vượt mục tiêu đặt ra ở thời điểm năm 2010 là 39%.
Tương tự, năm 2010 các mặt hàng có hàm lượng công nghệ cao chỉ chiếm 19% tổng kim ngạch xuất khẩu, đến nay tỉ lệ này đã xấp xỉ trên 50% và tiếp tục tăng. Không chỉ trong các ngành công nghiệp, điện tử, máy tính mà ngay trong lĩnh vực nông nghiệp hàm lượng KHCN cao cũng đã tăng lên. Năm 2010, đầu tư cho KHCN chủ yếu từ ngân sách Nhà nước (chiếm 70-80%) nhưng đến năm 2020 tỉ lệ này là 48% từ Nhà nước, 52% từ doanh nghiệp.
Trong các nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội, khoa học và công nghệ là một thành tố đóng vai trò rất quan trọng. Thứ trưởng Trần Quốc Phương nhấn mạnh.
Linh Đan
- ▪B.I.M - Ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực xây dựng sẽ bùng nổ trong thời gian tới
- ▪Bức tranh về đầu tư vào thị trường công nghệ tại Việt Nam trong 2 năm qua
- ▪Tổng Công ty Công nghiệp Công nghệ cao Viettel bội thu bằng sáng chế công nghiệp
- ▪Viettel chính thức cung cấp sản phẩm vCar - Món quà Công nghệ dịp Tết Nguyên Đán
Bình luận
Nổi bật
Năm 2025 là năm tăng tốc, bứt phá, về đích; phấn đấu đạt kết quả cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025
sự kiện🞄Thứ năm, 14/11/2024, 20:00
(CL&CS) - Các chỉ tiêu chủ yếu của năm 2025 được đề ra gồm: Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) khoảng 6,5-7,0% và phấn đấu khoảng 7,0-7,5%; GDP bình quân đầu người đạt khoảng 4.900 đô la Mỹ (USD); Tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân khoảng 4,5%...
Lạng Sơn: Tập trung đầu tư hạ tầng khu kinh tế cửa khẩu
sự kiện🞄Thứ năm, 14/11/2024, 09:04
(CL&CS) - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1371/QĐ-TTg ngày 13/11/2024 ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Lạng Sơn thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Quốc hội chốt mục tiêu tăng GDP năm 2025 ở mức 6,5-7%
sự kiện🞄Thứ tư, 13/11/2024, 20:59
(CL&CS)- Chiều 12/11, với 424/426 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025.
anh đứcLorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit. Quis cum, ut esse cupiditate autem. Dolor est dolorem sunt, sequi omnis corporis cumque ratione accusamus ex deserunt, molestiae consequuntur natus beatae.