Thứ hai, 18/11/2024, 07:17 AM

Triển khai ISO 22000:2018 giúp doanh nghiệp tiêu chuẩn hóa toàn bộ hoạt động quản lý sản xuất, kinh doanh

(CL&CS) - Hiện nay, ISO 22000:2018 được áp dụng nhiều tại các tổ chức, doanh nghiệp kinh doanh, hoạt động trong lĩnh vực thực phẩm và có liên quan đến thực phẩm, từ đó, giúp doanh nghiệp tiêu chuẩn hóa toàn bộ hoạt động quản lý sản xuất, kinh doanh.

Tiêu chuẩn ISO 22000 là tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý an toàn thực phẩm. Dựa trên phương pháp quản lý vệ sinh thực phẩm của HACCP, ISO 22000 sẽ giảm thiểu rủi ro về an toàn thực phẩm và hiện thực hóa việc phát triển chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn.

amiba-2

Doanh nghiệp áp dụng tiêu chuẩn trong sản xuất hàng hóa tạo uy tín trên thị trường

Áp dụng ISO 22000 tại tổ chức, doanh nghiệp sẽ giúp đơn vị tạo được lợi thế cạnh tranh trên thị trường, đặc biệt tạo điều kiện dễ dàng cho việc xuất khẩu sang các thị trường “khó tính” trên thế giới.

Bên cạnh đó, áp dụng ISO 22000 còn mang lại nhiều lợi ích như: Tiêu chuẩn hóa toàn bộ hoạt động quản lý sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp; có thể thay thế nhiều tiêu chuẩn khác nhau như GMP, HACCP, EURO GAP, BRC, SQF, IFS; giảm chi phí bán hàng; giảm tối đa nguy cơ ngộ độc, kiện cáo, phàn nàn của khách hàng; tăng cường uy tín, sự tin cậy, hài lòng của nhà phân phối, khách hàng; thuận tiện trong việc tích hợp các hệ thống quản lý khác (ISO 9001, ISO 14001, ISO/IEC 17025…).

ISO 22000:2018 là một trong số các tiêu chuẩn của bộ tiêu chuẩn ISO 22000. Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn này được định nghĩa là một hệ thống quản lý bao gồm các quy trình, thủ tục và yêu cầu liên quan đến an toàn thực phẩm đáp ứng các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 22000. Hiện nay, ISO 22000:2018 được áp dụng nhiều tại các tổ chức, doanh nghiệp kinh doanh, hoạt động trong lĩnh vực thực phẩm và có liên quan đến thực phẩm.

Những doanh nghiệp thuộc lĩnh vực thực phẩm như: Các nông trại, trang trại chăn nuôi và trồng trọt, các ngư trường nuôi thủy, hải sản; đơn vị cung cấp dịch vụ và chế biến thực phẩm như nhà máy sản xuất, suất ăn công nghiệp, nhà hàng, khách sạn, hệ thống cửa hàng thức ăn nhanh…; đơn vị chuyên cung cấp nguyên liệu thực phẩm, đóng gói thực phẩm…; đơn vị sản xuất các mặt hàng sản phẩm thực phẩm chức năng; hệ thống các siêu thị; các đơn vị sản xuất và chế biến thức ăn chăn nuôi…

Với hơn 30 năm hình thành và phát triển, Công ty Amiba đã trở thành một trong những công ty sản xuất bao bì nhựa và bao bì màng phức hợp hàng đầu Việt Nam. Công ty Amiba đã không ngừng đầu tư phát triển hệ thống dây chuyền sản xuất, hiện đại hóa kỹ thuật công nghệ và tự hào là một trong những đơn vị trong nước sở hữu nhiều công nghệ sản xuất, dây chuyền hiện đại như 2 dây chuyền sản xuất bao bì màng ghép phức hợp, đảm bảo tất cả nguyên vật liệu đầu vào đáp ứng tiêu chuẩn FDA và EU phù hợp cho các ngành bánh kẹo, nước giải khát, thực phẩm tươi sống, hàng tiêu dùng, hóa chất,… trong và ngoài nước.

Và để mang đến sự yên tâm cho quý khách hàng cùng với người tiêu dùng cuối cùng về những sản phẩm mà Công ty Amiba cung cấp thì bao bì Amiba đã thành công đạt được chứng nhận hệ thống Quản lý An Toàn Thực Phẩm theo tiêu chuẩn ISO 22000:2018. Ngoài ra, sản phẩm của Công ty Amiba được tin dùng rộng rãi nhờ đảm bảo công tác quản lý chất lượng, bảo vệ môi trường và đạt tiêu chuẩn ISO tích hợp:

Tùng Lộc

Bình luận

Nổi bật

Triển khai ISO 22000:2018 giúp doanh nghiệp tiêu chuẩn hóa toàn bộ hoạt động quản lý sản xuất, kinh doanh

Triển khai ISO 22000:2018 giúp doanh nghiệp tiêu chuẩn hóa toàn bộ hoạt động quản lý sản xuất, kinh doanh

sự kiện🞄Thứ hai, 18/11/2024, 07:17

(CL&CS) - Hiện nay, ISO 22000:2018 được áp dụng nhiều tại các tổ chức, doanh nghiệp kinh doanh, hoạt động trong lĩnh vực thực phẩm và có liên quan đến thực phẩm, từ đó, giúp doanh nghiệp tiêu chuẩn hóa toàn bộ hoạt động quản lý sản xuất, kinh doanh.

4 bước triển khai đo lường năng suất tại doanh nghiệp

4 bước triển khai đo lường năng suất tại doanh nghiệp

sự kiện🞄Thứ năm, 14/11/2024, 20:06

(CL&CS) - Để triển khai đo lường năng suất doanh nghiệp cần thực hiện qua 4 bước bao gồm: Chuẩn bị dữ liệu; Tính toán; Phân tích và cuối cùng là Cải tiến và duy trì.

7 công cụ quản lý chất lượng cho doanh nghiệp

7 công cụ quản lý chất lượng cho doanh nghiệp

sự kiện🞄Thứ năm, 14/11/2024, 20:01

(CL&CS) - Để các hệ thống quản lý chất lượng trong các doanh nghiệp được phát huy tối đa hiệu quả, việc hiểu và thực hành một cách nhuần nhuyễn các công cụ hỗ trợ cải tiến năng xuất, chất lượng là việc không thể thiếu. Ngoài Kaizen, 5s hay Lean 6 Sigma thì không thể nhắc đến bộ công cụ quản lý “7 công cụ quản lý chất lượng” trong sản xuất của doanh nghiệp.