Thứ tư, 14/12/2022, 14:37 PM

Tôm Việt Nam vẫn chiếm ưu thế trên thị trường Hàn Quốc

(CL&CS) - Theo số liệu của Hải quan Việt Nam, tính tới 15/11/2022, xuất khẩu tôm Việt Nam sang Hàn Quốc đạt gần 422 triệu USD, tăng 33% so với cùng kỳ năm 2021.

Tôm Việt Nam xuất khẩu sang Hàn Quốc được hưởng ưu đãi theo Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Hàn Quốc (VKFTA) với hạn ngạch miễn thuế đạt 15 nghìn tấn mỗi năm.

Tôm Việt Nam xuất khẩu sang Hàn Quốc được hưởng ưu đãi theo Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Hàn Quốc (VKFTA) với hạn ngạch miễn thuế đạt 15 nghìn tấn mỗi năm.

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu tôm Việt Nam sang Hàn Quốc tăng trưởng khá tốt từ đầu năm với các mức tăng trưởng dương liên tục từ tháng 1 đến tháng 9, giá trị xuất khẩu trong tháng 10 giảm nhẹ 1% trong bối cảnh doanh nghiệp phải đối mặt với rất nhiều khó khăn như lạm phát toàn cầu tăng cao, đơn hàng giảm, thiếu vốn sản xuất...

Cũng theo VASEP, xuất khẩu tôm Việt Nam sang Hàn Quốc trong năm 2022 có phần sôi động hơn so với năm 2021 nhờ lợi thế khoảng cách gần. Cũng giống như thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc là thị trường được doanh nghiệp ưu tiên xuất khẩu khi cước vận tải tăng cao, lạm phát tăng kỷ lục và nhu cầu giảm tại các thị trường Mỹ, EU.

Bên cạnh đó, tôm Việt Nam xuất khẩu sang Hàn Quốc được hưởng ưu đãi theo Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Hàn Quốc (VKFTA) với hạn ngạch miễn thuế đạt 15 nghìn tấn mỗi năm.

Theo Trung tâm Thương mại Thế giới ( ITC), 10 tháng đầu năm 2022, nhập khẩu tôm của Hàn Quốc đạt hơn 819 triệu USD, tăng 19% so với cùng kỳ 2021. Trên thị trường Hàn Quốc, Việt Nam chiếm thị phần cao nhất 45% trong khi các nguồn cung đối thủ như Trung Quốc, Thái Lan, Ecuador lần lượt chiếm thị phần 7,9%; 7,7% và 6,4% trong tổng giá trị NK tôm của Hàn Quốc.

Tính tới tháng 10 năm nay, Việt Nam và Trung Quốc tăng xuất khẩu tôm sang Hàn Quốc lần lượt 25% và 19% trong khi hai đối thủ chính của tôm Việt Nam là Thái Lan và Ecuador giảm xuất khẩu tôm sang thị trường này lần lượt 22% và 16% so với cùng kỳ năm 2021.

Sản xuất tôm Thái Lan năm nay gặp khó. Hơn nữa, giá tôm Thái Lan trên thị trường Hàn Quốc kém cạnh tranh hơn so với các đối thủ khác. Ecuador chỉ tập trung xuất mạnh sang Trung Quốc, Mỹ chưa đầu tư nhiều cho XK sang Hàn Quốc.

Tăng trưởng kinh tế của Hàn Quốc trong thời gian tới dự báo tốt hơn do căng thẳng địa chính trị giảm bớt và việc Trung Quốc nới lỏng chính sách zero-covid. Trung Quốc hiện là đối tác thương mại số một của Hàn Quốc. Quan hệ thương mại giữa 2 nước đang trên đà phát triển cùng với các Hiệp định Thương mại như Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP), Hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa 2 nước. Nên đây cũng là tín hiệu tốt để Việt Nam tăng XK tôm sang thị trường này.

Minh Vân

Bình luận

Nổi bật

Ứng dụng IoT trong sản xuất giúp nâng cao chất lượng và tăng năng suất

Ứng dụng IoT trong sản xuất giúp nâng cao chất lượng và tăng năng suất

sự kiện🞄Thứ bảy, 27/04/2024, 15:25

(CL&CS)- Chiều ngày 26/4, Công ty CP Bóng đèn phích nước Rạng Đông tổ chức triển lãm các thành tựu sau 4 năm chuyển đổi số (2020 - 2024) và Workshop: Từ nhà máy thông minh đến ngôi nhà thông minh tại Trung tâm hội nghị quốc gia.

Ninh Thuận: Thúc đẩy hoạt động tăng năng suất của doanh nghiệp

Ninh Thuận: Thúc đẩy hoạt động tăng năng suất của doanh nghiệp

sự kiện🞄Thứ sáu, 26/04/2024, 16:07

(CL&CS) - UBND tỉnh Ninh Thuận vừa ban hành Kế hoạch số 1489/KH-UBND về tổng thể nâng cao năng suất chất lượng dựa trên nền tảng khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo (KHCN&ĐMST) trên địa bàn tỉnh năm 2024.

Bắc Ninh: 'Dưa gang muối Quế Võ' được chứng nhận bảo hộ nhãn hiệu

Bắc Ninh: 'Dưa gang muối Quế Võ' được chứng nhận bảo hộ nhãn hiệu

sự kiện🞄Thứ sáu, 26/04/2024, 14:09

(CL&CS)- Mới đây, Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tỉnh Bắc Ninh đã phối hợp với UBND thị xã Quế Võ tổ chức Lễ công bố Văn bằng bảo hộ sở hữu trí tuệ nhãn hiệu chứng nhận “Dưa gang muối Quế Võ”.