Thứ tư, 05/10/2022, 11:53 AM

Xuất khẩu tôm sang Trung Quốc chững đà tăng

(CL&CS) - Theo VASEP, 8 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu tôm Việt Nam sang Trung Quốc đạt 413 triệu USD, tăng 56% so với cùng kỳ năm 2021.

Lũy kế 8 tháng đầu năm nay, nhập khẩu tôm của Trung Quốc đã gần bằng 11 tháng đầu năm ngoái, đạt mức 524.000 tấn. Giá trị nhập khẩu tăng 64% lên 3,42 tỷ USD.

Lũy kế 8 tháng đầu năm nay, nhập khẩu tôm của Trung Quốc đã gần bằng 11 tháng đầu năm ngoái, đạt mức 524.000 tấn. Giá trị nhập khẩu tăng 64% lên 3,42 tỷ USD.

Theo Hiệp hội Chế biên và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu tôm sang Trung Quốc trong các tháng 6,7 và 8 có xu hướng tăng trưởng chậm hơn so với những tháng trước đó.

Trong 3 tháng 3, 4 và 5, xuất khẩu tôm sang Trung Quốc ghi nhận tăng trưởng cao từ 126-140% trong khi trong 3 tháng tiếp sau đó (6, 7 và 8), tốc độ tăng chỉ đạt từ 13%-32%, đặc biệt trong tháng 7, xuất khẩu tôm sang Trung Quốc giảm 17% so với cùng kỳ.

Nhu cầu nhập khẩu tôm của Trung Quốc luôn cao, cộng với thời tiết không thuận lợi khiến sản lượng tôm sản xuất nội địa của nước này trong năm nay sụt giảm. Do vậy, xuất khẩu tôm Việt Nam sang Trung Quốc tính tới 15/9/2022 vẫn tăng 56%, đạt 438 triệu USD.

Nhập khẩu của Trung Quốc trong tháng 8/2022 đạt kỷ lục với 95.000 tấn, tăng 89% so với cùng kỳ năm ngoái. Hồi tháng 7, nhập khẩu tôm của Trung Quốc cũng từng lập kỷ lục với 93.000 tấn.

Lũy kế 8 tháng đầu năm nay, nhập khẩu tôm của Trung Quốc đã gần bằng 11 tháng đầu năm ngoái, đạt mức 524.000 tấn. Giá trị nhập khẩu tăng 64% lên 3,42 tỷ USD.

Theo VASEP, các sản phẩm tôm xuất khẩu chính của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc như tôm hùm sống, tôm chân trắng đông lạnh bỏ đầu/lột vỏ, tôm chân trắng PD tươi/đông lạnh, tôm chân trắng bỏ đầu, bỏ vỏ, bỏ đuôi đông lạnh; Tôm chân trắng tươi lột vỏ, bỏ đầu, bỏ đuôi đông lạnh; Tôm sú tươi nguyên con đông semi block, tôm chân trắng chế biến tươi/đông lạnh; tôm sú đông lạnh, tôm chân trắng nguyên con hấp, đông lạnh…

Mặc dù Trung Quốc là thị trường tiêu thụ khổng lồ nhưng rất khó để cạnh tranh ở phân khúc chế biến với các nhà chế biến nội địa, do đó các doanh nghiệp cần tập trung duy trì thị phần tôm sơ chế.

Thị trường Trung Quốc mặc dù đã mở cửa trở lại và nới lỏng các quy định liên quan đến Covid-19 tại các cảng biển nhưng quy định về hàng nhập khẩu đông lạnh vẫn rất khắt khe, tạo ra không ít khó khăn cho doanh nghiệp.

"Xuất khẩu tôm Việt Nam sang Trung Quốc trong các tháng cuối năm nay dự kiến tiếp tục tăng mặc dù không duy trì được đà tăng trưởng mạnh như các tháng trước đó", VASEP nhận định.

Các nhà nhập khẩu tôm của Trung đang phải đối mặt với nhiều khó khăn do chính sách hạn chế để phòng dịch Covid-19 của nước này, chi phí vận chuyển tăng, đồng nhân dân tệ mất giá. Do vậy, nếu áp lực tài chính của các nhà nhập khẩu tôm Trung Quốc không được giải tỏa, nhập khẩu tôm nói chung của Trung Quốc có thể giảm trong thời gian tới.

Minh Vân

Bình luận

Nổi bật

Triển khai mô hình EMS - vai trò then chốt trong chiến lược phát triển bền vững

Triển khai mô hình EMS - vai trò then chốt trong chiến lược phát triển bền vững

sự kiện🞄Thứ năm, 12/06/2025, 15:15

(CL&CS) - Trong bối cảnh biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường và suy giảm tài nguyên thiên nhiên ngày càng trở thành vấn đề toàn cầu cấp bách, việc triển khai mô hình hệ thống quản lý môi trường (EMS) đóng vai trò then chốt trong chiến lược phát triển bền vững của doanh nghiệp cũng như các tổ chức công và tư.

Nâng cao chất lượng xét đạt tiêu chuẩn chức danh Giáo sư, Phó Giáo sư năm 2025

Nâng cao chất lượng xét đạt tiêu chuẩn chức danh Giáo sư, Phó Giáo sư năm 2025

sự kiện🞄Thứ năm, 12/06/2025, 11:09

(CL&CS)- Ngày 11/6, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Hội đồng Giáo sư Nhà nước tổ chức hội nghị tập huấn công tác xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh Giáo sư, Phó Giáo sư năm 2025.

Six Sigma giúp nâng tầm năng suất và chiến lược dài hạn của doanh nghiệp

Six Sigma giúp nâng tầm năng suất và chiến lược dài hạn của doanh nghiệp

sự kiện🞄Thứ năm, 12/06/2025, 11:09

(CL&CS) - Six Sigma (6 Sigma, hay 6σ) là một phương pháp quản lý chất lượng, cải tiến hiệu suất, được phát triển để tối ưu hóa quy trình sản xuất và quản lý trong doanh nghiệp. Nó tập trung vào việc giảm biến động và lỗi trong quy trình sản xuất hoặc cung cấp dịch vụ, đảm bảo chất lượng tốt nhất và hiệu suất cao nhất.