Chủ nhật, 28/07/2024, 15:16 PM

Tỉnh miền Bắc sẽ lên TP trực thuộc Trung ương dự kiến ‘rót’ hơn 430.000 tỷ đồng nâng tầm du lịch, sẽ có ‘vịnh Sydney’ bên bờ vịnh di sản

Trong những năm qua, du lịch đã trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh này.

Để trở thành trung tâm du lịch kết nối khu vực và quốc tế, ngoài việc cần có các cơ chế và chính sách đặc thù, Quảng Ninh dự kiến cần đầu tư hơn 432.825 tỷ đồng trong giai đoạn 2024 - 2030 để thực hiện 9 dự án và nhiệm vụ lớn nhằm phục vụ phát triển du lịch.

Đây là một trong những kiến nghị nhằm nâng tầm du lịch Quảng Ninh, theo Đề án Phát triển Quảng Ninh thành trung tâm du lịch kết nối khu vực và quốc tế do Sở Du lịch Quảng Ninh và Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch phối hợp thực hiện. Trong đó, nguồn vốn từ ngân sách nhà nước là khoảng 20.370 tỷ đồng, nguồn vốn xã hội hóa, tư nhân là khoảng 412.455 tỷ đồng.

Vịnh Cửa Lục. Ảnh: Nguyễn Hùng

Vịnh Cửa Lục. Ảnh: Nguyễn Hùng

Trong 9 dự án và nhiệm vụ này, có các dự án cụ thể như: Đầu tư hạ tầng giao thông kết nối, bến cảng, cơ sở vật chất du lịch cao cấp tại các đảo với kinh phí hơn 5.000 tỷ đồng để đáp ứng yêu cầu trở thành trung tâm du lịch kết nối khu vực và quốc tế; Đầu tư hạ tầng và cơ sở vật chất du lịch đồng bộ, hiện đại khu vực vịnh Cửa Lục để trở thành "vịnh Sydney bên bờ vịnh Hạ Long" với kinh phí dự kiến hơn 5.000 tỷ đồng, trong đó vịnh Hạ Long là Di sản thiên nhiên thế giới từng được UNESCO vinh danh. 

Bên cạnh đó, các dự án đầu tư khu nghỉ dưỡng cao cấp và hạ tầng cơ sở vật chất kỹ thuật khác phục vụ du lịch sẽ có kinh phí khoảng 420.000 tỷ đồng; Phát triển thành phố Móng Cái trở thành thành phố giải trí và sự kiện với thương hiệu “Kinh đô ánh sáng vùng biên” với kinh phí dự kiến khoảng hơn 2.000 tỷ đồng; Xây dựng và ban hành cơ chế hỗ trợ mở các đường bay, kết nối hàng không quốc tế đến Vân Đồn với kinh phí dự kiến khoảng 150 tỷ đồng,...

Trong những năm qua, du lịch đã trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của Quảng Ninh. Ảnh: Internet

Trong những năm qua, du lịch đã trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của Quảng Ninh. Ảnh: Internet

Ngoài ra, để đạt được các mục tiêu đề ra, ngành Du lịch Quảng Ninh cũng cần thực hiện các đề án và nhiệm vụ khác. Về chính sách, để phát triển Quảng Ninh thành trung tâm du lịch kết nối khu vực và quốc tế, tỉnh cần có các chính sách và cơ chế đặc thù theo hướng ưu tiên và khuyến khích thu hút nguồn lực đáng kể cho đầu tư phát triển du lịch. Đặc biệt là đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật, sản phẩm và dịch vụ chất lượng, đẳng cấp, xúc tiến quảng bá và nguồn nhân lực du lịch.

Trong những năm qua, du lịch đã trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của Quảng Ninh. Trung bình mỗi năm, Quảng Ninh đón trên 10 triệu lượt du khách đến tham quan và nghỉ dưỡng, qua đó đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế của tỉnh.

Vịnh Hạ Long. Ảnh: Internet

Vịnh Hạ Long. Ảnh: Internet

Theo thống kê của UBND tỉnh Quảng Ninh, tổng thu từ du lịch trong 6 tháng đầu năm 2024 ước đạt 22.285 tỷ đồng, tăng 34% so với cùng kỳ năm trước. Cụ thể, trong 6 tháng đầu năm 2024, ngành dịch vụ du lịch của Quảng Ninh tăng 13,85%, với tổng lượng khách du lịch ước đạt 10,4 triệu lượt, tăng 18% so với cùng kỳ, trong đó khách quốc tế ước đạt gần 2 triệu lượt, tăng 140%.

Đặc biệt, Quảng Ninh đã đón hơn 40 chuyến tàu biển quốc tế, mang theo hàng chục nghìn lượt du khách. Điều này khẳng định sức hấp dẫn của du lịch Quảng Ninh đối với du khách đi tàu biển và mở ra nhiều cơ hội phát triển du lịch tàu biển quanh năm.

Theo Quy hoạch tỉnh Quảng Ninh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Quảng Ninh sẽ trở thành phố trực thuộc Trung ương trên cơ sở hình thành khu vực nội thành bao gồm 7 thành phố là Hạ Long, Cẩm Phả, Uông Bí, Móng Cái - Hải Hà, Đông Triều, Quảng Yên, Vân Đồn và tái lập thị xã Tiên Yên.

Đại Dương

Bình luận

Nổi bật

Năm 2025 là năm tăng tốc, bứt phá, về đích; phấn đấu đạt kết quả cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025

Năm 2025 là năm tăng tốc, bứt phá, về đích; phấn đấu đạt kết quả cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025

sự kiện🞄Thứ năm, 14/11/2024, 20:00

(CL&CS) - Các chỉ tiêu chủ yếu của năm 2025 được đề ra gồm: Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) khoảng 6,5-7,0% và phấn đấu khoảng 7,0-7,5%; GDP bình quân đầu người đạt khoảng 4.900 đô la Mỹ (USD); Tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân khoảng 4,5%...

Lạng Sơn: Tập trung đầu tư hạ tầng khu kinh tế cửa khẩu

Lạng Sơn: Tập trung đầu tư hạ tầng khu kinh tế cửa khẩu

sự kiện🞄Thứ năm, 14/11/2024, 09:04

(CL&CS) - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1371/QĐ-TTg ngày 13/11/2024 ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Lạng Sơn thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Quốc hội chốt mục tiêu tăng GDP năm 2025 ở mức 6,5-7%

Quốc hội chốt mục tiêu tăng GDP năm 2025 ở mức 6,5-7%

sự kiện🞄Thứ tư, 13/11/2024, 20:59

(CL&CS)- Chiều 12/11, với 424/426 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025.