Thứ hai, 29/07/2024, 11:09 AM

Tỉnh có đường biển ngắn nhất Việt Nam 'cất cánh' lên TP trực thuộc Trung ương sẽ có nhiều khu công nghiệp, cao tốc và một thành phố mới

Theo quy hoạch, đến năm 2050, địa phương sẽ trở thành điểm du lịch nổi tiếng thế giới.

Theo Quy hoạch tỉnh Ninh Bình thời kỳ 2021-2030 và tầm nhìn đến năm 2050, tỉnh Ninh Bình đặt mục tiêu đến năm 2030 trở thành tỉnh khá và cơ bản đạt tiêu chí thành phố trực thuộc Trung ương.

Đến trước năm 2035, tỉnh sẽ xây dựng nền tảng vững chắc để trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, đồng thời là cực tăng trưởng của các tỉnh phía nam đồng bằng sông Hồng với tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân thời kỳ 2021-2030 đạt 9,2% và GRDP bình quân đầu người khoảng 200 triệu đồng.

Tầm nhìn đến năm 2050, Ninh Bình sẽ trở thành thành phố trực thuộc Trung ương văn minh, hiện đại theo tính chất đô thị di sản thiên niên kỷ, hội nhập sâu rộng vào mạng lưới đô thị di sản mang danh hiệu UNESCO trên thế giới.

Tỉnh Ninh Bình sẽ lên thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2050

Tỉnh Ninh Bình sẽ lên thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2050

Qua rà soát, quy hoạch đưa ra phương án sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện và xã trong giai đoạn 2023-2025.

Đối với đơn vị hành chính cấp huyện, huyện Hoa Lư sẽ thuộc diện sắp xếp. Ngoài ra, hai đơn vị hành chính cấp huyện khác là TP. Ninh Bình và huyện Gia Viễn sẽ có điều chỉnh địa giới.

Đối với đơn vị hành chính cấp xã, 34 đơn vị (29 xã, hai phường, ba thị trấn) sẽ được sắp xếp, trong đó 22 đơn vị thực hiện trong giai đoạn 2023-2025 và 12 đơn vị không sắp xếp do yếu tố đặc thù. Ba đơn vị đạt tiêu chuẩn theo quy định sẽ được khuyến khích sắp xếp, và 11 đơn vị sẽ điều chỉnh địa giới khi thực hiện phương án sắp xếp.

Về phương án phát triển các khu công nghiệp, giai đoạn 2021-2025, tỉnh Ninh Bình bổ sung thêm 4 khu công nghiệp mới với tổng diện tích khoảng 1.380ha, nâng tổng số khu công nghiệp được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận lên 11 khu.

Các khu công nghiệp mới bao gồm khu công nghiệp Gián Khẩu II (huyện Gia Viễn), khu công nghiệp Phú Long và khu công nghiệp Xích Thổ (huyện Nho Quan), và khu công nghiệp Yên Bình (huyện Yên Mô).

Đến năm 2030, ba khu công nghiệp sẽ được thành lập, gồm khu công nghiệp Gián Khẩu II, khu công nghiệp Phú Long và khu công nghiệp Tam Điệp II, với định hướng phát triển thành Khu công nghiệp - Đô thị - Dịch vụ.

Vị trí của tỉnh Ninh Bình

Vị trí của tỉnh Ninh Bình

Về cụm công nghiệp, tỉnh Ninh Bình bổ sung 7 cụm mới, trong đó 5 cụm được phát triển đến năm 2030 với tổng diện tích khoảng 313ha, nâng tổng số cụm công nghiệp lên 22 cụm với diện tích 1.103,7ha. Sau năm 2030, tỉnh sẽ bổ sung thêm 2 cụm với diện tích khoảng 150ha, nâng tổng số cụm công nghiệp lên 24 cụm với diện tích 1.253,7ha.

Quy hoạch cũng định hướng phát triển mạng lưới giao thông đường bộ của tỉnh, với hai tuyến đường cao tốc, 8 tuyến Quốc lộ và tuyến đường bộ ven biển, 28 tuyến đường tỉnh và 8 tuyến đường kết nối, cùng hệ thống các bến xe và bến bãi.

Một số dự án giao thông được ưu tiên đầu tư gồm: xây dựng tuyến đường bộ ven biển qua huyện Kim Sơn, tuyến đường Đông - Tây qua huyện Nho Quan và TP. Tam Điệp, và tuyến đường ĐT482 kết nối Quốc lộ 1A với Quốc lộ 10 và Quốc lộ 12B qua huyện Yên Khánh và huyện Kim Sơn.

Về giao thông đường sắt, phương án phát triển gồm đường sắt Hà Nội - TP HCM, đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam đoạn qua Ninh Bình, ba tuyến đường sắt chuyên dụng và 5 ga đường sắt.

Giai đoạn 2026-2030, Ninh Bình phấn đấu trở thành một trong những trung tâm du lịch của cả nước và trung tâm du lịch văn hóa hàng đầu Việt Nam.

Tầm nhìn đến năm 2050, tỉnh sẽ trở thành điểm du lịch nổi tiếng thế giới với thương hiệu cạnh tranh cao ở khu vực Châu Á. Một số dự án du lịch ưu tiên đầu tư gồm: Khu du lịch Vườn Quốc gia Cúc Phương, Khu du lịch quốc gia Kênh Gà - Vân Trình, Khu trung tâm liên hợp du lịch và thể thao sân golf 54 lỗ hồ Yên Thắng, Khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng hồ Yên Đồng, và các dự án du lịch sinh thái, khu vui chơi giải trí khác tại huyện Hoa Lư và huyện Kim Sơn.

Ninh Bình là tỉnh có đường bờ biển ngắn nhất Việt Nam. Theo cổng thông tin điện tử Ninh Bình, địa phương này có hơn 15km bờ biển tại 4 xã thuộc huyện Kim Sơn gồm: Kim Trung, Kim Hải, Kim Đông, Kim Tân.

Quốc Chiến

Bình luận

Nổi bật

Năm 2025 là năm tăng tốc, bứt phá, về đích; phấn đấu đạt kết quả cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025

Năm 2025 là năm tăng tốc, bứt phá, về đích; phấn đấu đạt kết quả cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025

sự kiện🞄Thứ năm, 14/11/2024, 20:00

(CL&CS) - Các chỉ tiêu chủ yếu của năm 2025 được đề ra gồm: Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) khoảng 6,5-7,0% và phấn đấu khoảng 7,0-7,5%; GDP bình quân đầu người đạt khoảng 4.900 đô la Mỹ (USD); Tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân khoảng 4,5%...

Lạng Sơn: Tập trung đầu tư hạ tầng khu kinh tế cửa khẩu

Lạng Sơn: Tập trung đầu tư hạ tầng khu kinh tế cửa khẩu

sự kiện🞄Thứ năm, 14/11/2024, 09:04

(CL&CS) - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1371/QĐ-TTg ngày 13/11/2024 ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Lạng Sơn thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Quốc hội chốt mục tiêu tăng GDP năm 2025 ở mức 6,5-7%

Quốc hội chốt mục tiêu tăng GDP năm 2025 ở mức 6,5-7%

sự kiện🞄Thứ tư, 13/11/2024, 20:59

(CL&CS)- Chiều 12/11, với 424/426 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025.