Thứ ba, 27/06/2023, 20:35 PM

Tiền Giang: Phát hiện nhiều sai phạm trong kinh doanh thực phẩm

(CL&CS) - Trong 6 tháng đầu năm 2023, Cục QLTT tỉnh Tiền Giang đã kiểm tra 130 vụ, phát hiện 118 vụ vi phạm, đã xử lý 113 vụ, thu phạt gần 250 triệu đồng, trị giá hàng hóa vi phạm trên 90 triệu đồng.

Ngay từ đầu năm 2023, Cục QLTT tỉnh Tiền Giang tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm hiện Chỉ thị số 17/CT-TTg ngày 13/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trong tình hình mới, chỉ đạo của Tổng cục QLTT về tăng cường kiểm tra mặt hàng thực phẩm. Trong đó, tập trung kiểm tra theo kế hoạch kiểm tra định kỳ, chuyên đề, đột xuất về chất lượng, các điều kiện kinh doanh, niêm yết giá và bán theo giá niêm yết đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn tỉnh Tiền Giang.

Chỉ trong 6 tháng đầu năm, Cục đã chủ động phối hợp với các ngành chức năng kiểm tra 130 vụ; phát hiện vi phạm 118 vụ, đã xử lý 113 vụ, thu phạt gần 250 triệu đồng, trị giá tang vật vi phạm hơn 90 triệu đồng; còn 08 vụ đang chuyển cơ quan điều tra chờ xử lý.

Đội QLTT số 3 test mẫu thực phẩm tại Tx. Cai Lậy

Đội QLTT số 3 test mẫu thực phẩm tại Tx. Cai Lậy

Các trường hợp vi phạm chủ về hàng giả, hàng không đảm bảo chất lượng, không đăng ký thành lập hộ kinh doanh; không có giấy phép kinh doanh rượu; không niêm yết giá, niêm yết giá không rõ ràng, gây nhầm lẫn cho khách hàng… 

Đồng thời, các Đội QLTT còn thực hiện test nhanh giám sát chất lượng an toàn thực phẩm 140 mẫu gồm bún, chả chay, mì căn, mì tươi sợi vàng, chả lụa, chả chay, mì căng, hoành thánh, cá viên, bún (chỉ tiêu test nhanh chủ yếu là hàn the…). Kết quả, có 01 mẫu mì tươi sợi vàng dương tính với hàn the, Đoàn công tác đã buộc cơ sở tiêu hủy tại chỗ. Qua đó, góp phần ổn định thị trường, giúp người tiêu dùng yên tâm hơn khi mua và sử dụng thực phẩm.

Thông qua hoạt động kiểm tra, công chức Cục QLTT tỉnh Tiền Giang đã trực tiếp tuyên truyền, hướng dẫn, vận động các cơ sở nâng cao nhận thức, chấp hành đúng các quy định pháp luật trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm; góp phần hạn chế các hành vi vi phạm.

Trúc Thi

Bình luận

Nổi bật

Tăng sức cạnh tranh, chống hàng giả từ truy xuất nguồn gốc hàng hoá

Tăng sức cạnh tranh, chống hàng giả từ truy xuất nguồn gốc hàng hoá

sự kiện🞄Thứ sáu, 26/04/2024, 20:54

(CL&CS) - Thời gian qua, lực lượng chức năng đã phát hiện, xử lý nhiều vụ việc về hàng giả, hàng nhái, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ… nên những giải pháp về truy xuất nguồn gốc được khuyến nghị thực hiện nhằm bảo vệ thương hiệu của doanh nghiệp.

Nguyên tắc “một bước trước - một bước sau” trong truy xuất nguồn gốc hàng hóa

Nguyên tắc “một bước trước - một bước sau” trong truy xuất nguồn gốc hàng hóa

sự kiện🞄Thứ sáu, 19/04/2024, 15:09

(CL&CS) - “Một bước trước- một bước sau” là nguyên tắc truy xuất nguồn gốc mà tổ chức, cá nhân phải lưu giữ thông tin để bảo đảm khả năng giám sát, nhận diện được công đoạn sản xuất, kinh doanh trước và công đoạn sản xuất, kinh doanh tiếp theo trong quá trình sản xuất, kinh doanh đối với một sản phẩm được truy xuất nguồn gốc...

Dữ liệu truy xuất nguồn gốc hàng hóa phải đủ 10 thông tin cơ bản

Dữ liệu truy xuất nguồn gốc hàng hóa phải đủ 10 thông tin cơ bản

sự kiện🞄Thứ hai, 15/04/2024, 17:01

(CL&CS) - Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành quy định dữ liệu truy xuất sản phẩm, hàng hóa phải tối thiểu 10 thông tin cơ bản giúp người tiêu dùng biết rõ nguồn gốc hàng hóa.