Đồng loạt kiểm tra, phát hiện gần 8.000 tân dược, thực phẩm chức năng vi phạm tại 3 nhà thuốc
(CL&CS) - Kiểm tra đồng loạt 3 nhà thuốc,lực lượng QLTT thành phố HCM đã phát hiện gần 8.000 đơn vị sản phẩm thuốc tân dược, thực phẩm chức năng không hóa đơn, chứng từ, có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu.
Theo đó, ngày 16/6/2023, Đội Quản lý thị trường số 2, Cục Quản lý thị trường Thành phố Hồ Chí Minh đã tiến hành đồng loạt kiểm tra 03 nhà thuốc tân dược trên địa bàn Quận 5 và Quận 11, phát hiện 7.739 đvsp là thuốc tân dược, thực phẩm chức năng không có hóa đơn, chứng từ, có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu, cụ thể:
Tại Nhà thuốc A.T, Phường 12, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh, đoàn kiểm tra phát hiện 1.493 viên thuốc tân dược các loại, chưa xuất trình được hóa đơn chứng từ, có nhãn gốc bằng tiếng nước ngoài mà không có nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam, có dấu hiệu giả mạo các nhãn hiệu: PROGRAF, TOPAMAX, ACTICARBINE, RODOGYL, BETASERC, ZYLORIC, DOGMATIL.

Sản phẩm thuốc giả mạo nhãn hiệu Advagraf.
Tại Nhà thuốc H.G, Phường 4, Quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh, đoàn kiểm tra phát hiện 4.895 đvsp hàng hóa là thuốc tân dược, thực phẩm chức năng không có hóa đơn, chứng từ, trong đó có 35 viên thuốc tân dược có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu PROGRAF.
Tại Nhà thuốc Q.T, Phường 7, Quận 11, TP. Hồ Chí Minh, đoàn kiểm tra phát hiện 1.351 đvsp thuốc tân dược không có hóa đơn, chứng từ, trong đó có 1.346 đvsp (viên, gói) có dấu hiệu giả mạo các nhãn hiệu: ADVAGRAF, GAVISCON, PAINCERIN, MOZOLY, EQUORAL.
Tổng giá trị hàng hóa vi phạm hơn 107 triệu đồng, Đội Quản lý thị trường số 2 đã tiến hành tạm giữ toàn bộ hàng hóa nêu trên để xử lý theo quy định.
Trúc Thi
Bình luận
Nổi bật
Hàng loạt vụ hàng giả, hàng nhái, kém chất lượng, thực phẩm bẩn: Không chỉ là lỗi của doanh nghiệp?
sự kiện🞄Thứ tư, 21/05/2025, 13:33
(CL&CS) - Từ những hộp sữa bột kém chất lượng đến bánh kẹo, thực phẩm chức năng giả, hàng loạt vụ việc liên tiếp bị phanh phui gần đây khiến dư luận không khỏi bức xúc. Tuy nhiên, khi các doanh nghiệp vi phạm bị gọi tên, bị xử phạt, thì một câu hỏi khác cũng cần được đặt ra: Vì sao những sản phẩm đó lại có thể tồn tại, lưu hành rộng rãi, thậm chí nhiều năm liền mà không ai phát hiện? Phải chăng, trong cuộc chiến chống hàng giả, thực phẩm bẩn, không chỉ có lỗi của doanh nghiệp, mà còn có phần trách nhiệm không nhỏ của các cơ quan quản lý nhà nước?.
Bộ Y tế yêu cầu tập trung kiểm tra việc kinh doanh mỹ phẩm trên mạng
sự kiện🞄Thứ tư, 21/05/2025, 13:33
(CL&CS) - Cục Quản lý Dược đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố thường xuyên và chủ động phối hợp chặt chẽ với Ban chỉ đạo 389 địa phương, Chi cục Quản lý thị trường và các ngành chức năng liên quan trên địa bàn tăng cường thanh, kiểm tra mỹ phẩm lưu thông trên thị trường...
Lạng Sơn quyết ngăn chặn mối nguy từ hàng giả, hàng xâm phạm sở hữu trí tuệ
sự kiện🞄Thứ hai, 12/05/2025, 15:39
(CL&CS) - Tại thị trường tỉnh Lạng Sơn, lực lượng chức năng đã phát hiện nhiều cơ sở kinh doanh một số mặt hàng giả, hàng xâm phạm sở hữu trí tuệ (SHTT) để bán cho người tiêu dùng. Để ngăn chặn hàng giả lưu thông trên thị trường, lực lượng quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Lạng Sơn đã và đang gia tăng hoạt động kiểm tra, giám sát các cơ sở kinh doanh trên địa bàn.
anh đứcLorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit. Quis cum, ut esse cupiditate autem. Dolor est dolorem sunt, sequi omnis corporis cumque ratione accusamus ex deserunt, molestiae consequuntur natus beatae.