Thứ hai, 13/05/2024, 20:04 PM

Thủ tướng chỉ đạo 'gỡ khó' cao tốc 44.700 tỷ kết nối siêu cảng 'án ngữ' cửa ngõ ĐBSCL

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính mới đây đã có chỉ đạo "gỡ khó", tìm nguồn cát cho dự án cao tốc 44.700 tỷ nối siêu cảng 50.000 tỷ "án ngữ" tại cửa ngỡ Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL).

Thủ tướng yêu cầu 'gỡ khó' cho dự án cao tốc 44.700 tỷ trong tháng 5/2024

Mới đây, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã cùng đoàn công tác có chuyến khảo sát thực tế tại công trường thi công dự án cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng, theo báo Thanh Niên.

Theo đó, dự án đường bộ cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng trong giai đoạn 1 có tổng mức đầu tư gần 44.700 tỷ đồng, có nguồn vốn từ ngân sách Trung ương và địa phương, quy mô với 4 làn xe, tổng chiều dài hơn 188km, với 4 dự án thành phần đi qua 4 tỉnh.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trong buổi khảo sát thực tế tại công trường thi công dự án cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng. Ảnh: Cổng thông tin điện tử Bộ GTVT

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trong buổi khảo sát thực tế tại công trường thi công dự án cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng. Ảnh: Cổng thông tin điện tử Bộ GTVT

Điểm đầu của cao tốc kết nối với Quốc lộ 91 thuộc TP. Châu Đốc (An Giang) và điểm cuối giao với Quốc lộ Nam Sông Hậu, kết nối với đường dẫn cảng Trần Đề (Sóc Trăng).

Dự án thành phần 1 của cao tốc tại An Giang có chiều dài 57,2km trong khi đó dự án thành phần 2 tại TP. Cần Thơ dài 37,2km và dự án thành phần 3 tại Hậu Giang dài gần 37km, dự án thành phần 4 tại Sóc Trăng dài 56,9 km.

Dự án cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng hiện đang gặp khó khăn về nguyên vật liệu san lấp. Trong đó, ở dự án thành phần 2 qua địa phận Cần Thơ, nhu cầu về nguồn cát san lấp khoảng 7 triệu m3, tính đến nay công tác giải phóng mặt bằng về cơ bản đã đạt khoảng 99,8%.

Mặc dù vậy, các nhà thầu hiện mới chỉ tập trung thi công những hạng mục phần cầu, riêng phần đường từ giữa tháng 4/2023 mới có nguồn vật liệu cát san lấp.

Cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng hiện đang gặp khó khăn trong vấn đề tìm nguyên liệu san lấp. Ảnh: Internet

Cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng hiện đang gặp khó khăn trong vấn đề tìm nguyên liệu san lấp. Ảnh: Internet

Cần Thơ hiện vẫn đang loay hoay tháo gỡ khó khăn và liên hệ với các tỉnh vùng ĐBSCL nhằm tìm thêm nguồn cát cho dự án.

Liên quan đến vấn đề nguồn nguyên liệu vật liệu xây dựng, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu các địa phương trong vùng phối hợp chặt chẽ và hoàn thành thủ tục để có thể khai thác các mỏ, trong đó có cát biển.

Người đứng đầu Chính phủ đề nghị cần giải quyết các vấn đề về mỏ nguyên liệu cho dự án trong tháng 5/2024.

Trước đó, Thủ tướng Chính phủ cũng đã giao Phó Thủ tướng chủ trì họp, làm việc với lãnh đạo các bộ ngành liên quan cũng như Chủ tịch UBND của một số tỉnh vùng ĐBSCL nhằm xử lý dứt điểm các vướng mắc và thủ tục có liên quan đến mỏ vật liệu trong tháng 5 này.

Cao tốc 41.700 tỷ kết nối 'siêu cảng' 50.000 tỷ mở không gian phát triển mới

Tuyến đường cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng được khởi công toàn tuyến vào tháng 6/2023 và dự kiến sẽ hoàn thành toàn tuyến và đưa vào sử dụng trong năm 2027.

Cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng được biết đến là 1 trong 3 cao tốc trục ngang của ĐBSCL cùng với Mỹ An - Cao Lãnh, Cao Lãnh - An Hữu.

Dự án cao tốc này sẽ góp phần kết nối hoàn chỉnh hệ thống cao tốc trục ngang - trục dọc trong khu vực, mở ra không gian phát triển mới, kết nối các trung tâm kinh tế, cảng biển cũng như cửa khẩu quốc tế, góp phần thúc đẩy lưu thông hàng hóa, phát triển các khu kinh tế, khu công nghiệp và giảm chi phí logistics.

Tuyến cao tốc này sau khi hoàn thành cũng sẽ được kết nối với đường dẫn vào cảng Trần Đề (Sóc Trăng) - nơi được quy hoạch tiềm năng sẽ trở thành cảng biển đặc biệt ở vùng "cửa ngõ" vùng ĐBSCL.

Cảng Trần Đề được quy hoạch thành cảng biển

Cảng Trần Đề được quy hoạch thành cảng biển "án ngữ" ở vùng "cửa ngõ" vùng ĐBSCL với nguồn vốn đầu tư 50.000 tỷ đồng. Ảnh: Internet

Trước đó, theo báo Giao Thông, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định phê duyệt kế hoạch, chính sách, giải pháp cũng như nguồn lực để thực hiện Quy hoạch tổng thể để phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Trong đó, xác định việc kêu gọi đầu tư khu bến cảng Trần Đề, giai đoạn khởi động với nhu cầu nguồn vốn lên đến 50.000 tỷ đồng là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất trong phát triển kết cấu hạ tầng hàng hải.

An Nhiên

Bình luận

Nổi bật

5 trường hợp Nhà nước thu hồi đất không được bồi thường tài sản gắn liền với đất theo Luật Đất đai 2024

5 trường hợp Nhà nước thu hồi đất không được bồi thường tài sản gắn liền với đất theo Luật Đất đai 2024

sự kiện🞄Thứ sáu, 14/06/2024, 16:48

Luật Đất đai 2024 quy định chi tiết 5 trường hợp tài sản gắn liền với đất khi bị Nhà nước thu hồi đất sẽ không được bồi thường mà người dân cần biết.

Chuỗi dự án điện khí gần 12 tỷ USD nằm ở thềm lục địa Việt Nam: Sẽ tạo ra hàng nghìn việc làm cho người dân

Chuỗi dự án điện khí gần 12 tỷ USD nằm ở thềm lục địa Việt Nam: Sẽ tạo ra hàng nghìn việc làm cho người dân

sự kiện🞄Thứ sáu, 14/06/2024, 16:48

Dự án nằm ở khu vực ngoài khơi phía Tây Nam Việt Nam, thuộc khu vực vùng trũng Bể Malay - Thổ Chu vùng thềm lục địa Việt Nam.

Đề xuất làm đường dọc cầu cạn, 'cứu nguy' cho tuyến metro đầu tiên của TP. HCM

Đề xuất làm đường dọc cầu cạn, 'cứu nguy' cho tuyến metro đầu tiên của TP. HCM

sự kiện🞄Thứ sáu, 14/06/2024, 16:47

Sở Giao thông Vận tải TP. HCM đã đề xuất xây dựng tuyến đường dọc theo cầu cạn metro số 1 - tuyến metro đầu tiên của TP. HCM, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác cứu hộ cứu nạn khi cần thiết.