Thủ tướng Cần xem xét miễn trừ trách nhiệm người thực hiện KHCN
(CL&CS) - Đề xuất bổ sung cơ chế miễn trừ trách nhiệm cho người thực hiện trong hoạt động KHCN và đổi mới sáng tạo, Thủ tướng khẳng định, đây là bước đi cần thiết nhằm tránh tình trạng trì trệ vì lo ngại rủi ro.
Tiếp tục chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV, sáng 15/2, Quốc hội thảo luận ở tổ về dự thảo Nghị quyết thí điểm một số chính sách để tháo gỡ vướng mắc trong hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo và các cơ chế chính sách đặc thù để xây dựng các nhà máy điện hạt nhân tại Ninh Thuận.

Thủ tướng Phạm Minh Chính thảo luận ở tổ về dự thảo Nghị quyết thí điểm một số chính sách để tháo gỡ vướng mắc trong hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo.
Phát biểu tại phiên thảo luận tổ về dự thảo Nghị quyết thí điểm một số chính sách để tháo gỡ vướng mắc trong hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khẳng định, để phát triển nhanh, bền vững phải dựa trên khoa học, công nghệ đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số. Đây là yêu cầu khách quan.
Vì vậy, việc tháo gỡ thể chế là điều cần tập trung làm. Hiện nay, Chính phủ đang chỉ đạo sửa hàng loạt luật, như Luật Ngân sách, Luật Thuế, Luật Doanh nghiệp, Luật Khoa học công nghệ và nhiều luật khác có liên quan. Chậm nhất trong năm nay sẽ hoàn thiện việc sửa luật.
Để tháo gỡ vướng mắc trong hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, một số điểm trong Nghị quyết phải bổ sung thêm cơ chế đặc biệt, không chỉ là cơ chế đặc thù. "Đặc thù là một cấp khác, với Nghị quyết này phải bổ sung cơ chế đặc biệt", Thủ tướng nhấn mạnh.
Đầu tiên, cần cơ chế đặc biệt cho phát triển kết cấu hạ tầng, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số... Hạ tầng của chúng ta hiện nay còn rất yếu, nhưng nguồn lực lại cần rất lớn. Vì vậy, cần có cơ chế để huy động nguồn lực của xã hội, doanh nghiệp, người dân... để phát triển hạ tầng.
Thứ hai là cơ chế đặc biệt cho quản lý. Ví dụ như đầu tư công, nhưng quản lý tư. "Có thể đầu tư hạ tầng khoa học công nghệ của Nhà nước, nhưng giao cho tư nhân quản lý", Thủ tướng nói.
Thứ ba, cần cơ chế đặc biệt cho các nhà khoa học, công trình khoa học để thương mại hóa được. Cụ thể là các thủ tục; phân cấp, phân quyền cho các tỉnh, thành, bộ ngành; xóa bỏ cơ chế xin - cho; giảm thủ tục hành chính; quản lý hiệu quả tổng thể.
Thứ tư, hiện nay trong Nghị quyết mới đề cập miễn trừ trách nhiệm khi xảy ra rủi ro với người soạn thảo nhưng chưa có đề cập miễn trừ cho người thực hiện. "Nếu không có cơ chế đặc biệt để bảo vệ người thực hiện, thì sẽ xảy ra tình trạng sợ trách nhiệm, không muốn làm vì không được bảo vệ. Vì vậy, ban soạn thảo cần xem xét bổ sung cơ chế miễn trừ trách nhiệm khi xảy ra rủi ro với cả người tổ chức thực hiện", Thủ tướng chỉ rõ.
Thứ năm, tạo cơ chế thu hút nguồn nhân lực. Không chỉ thu hút người làm ở ngoài khu vực nhà nước vào làm việc trong khu vực nhà nước, mà cần thu hút để phát triển doanh nghiệp tư nhân, thu hút nguồn nhân lực từ bên ngoài về Việt Nam để góp phần thúc đẩy phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo. Phải thu hút bằng cơ chế thuế, phí, lệ phí, chính sách nhà cửa, đất đai, visa, hợp đồng lao động... "Không thể để tình trạng chuyên gia, nhà khoa học nước ngoài vào Việt Nam, nhưng lại phải chờ visa", Thủ tướng nhấn mạnh.
Theo Thủ tướng, khi đã có cơ chế đặc biệt, phải thiết kế được công cụ đặc biệt để quản lý, không để xảy ra vi phạm, tham nhũng, tiêu cực, lãng phí. Đây là những điều cần phải quán triệt.
Theo Tri thức và Cuộc sống
Bình luận
Nổi bật
Thủ tướng Cần xem xét miễn trừ trách nhiệm người thực hiện KHCN
sự kiện🞄Chủ nhật, 16/02/2025, 13:48
(CL&CS) - Đề xuất bổ sung cơ chế miễn trừ trách nhiệm cho người thực hiện trong hoạt động KHCN và đổi mới sáng tạo, Thủ tướng khẳng định, đây là bước đi cần thiết nhằm tránh tình trạng trì trệ vì lo ngại rủi ro.
Hơn 600 “mắt thần” phát hiện vi phạm giao thông ở Hà Nội
sự kiện🞄Thứ sáu, 14/02/2025, 14:51
(CL&CS) - Theo đó, lực lượng Cảnh sát giao thông Hà Nội sẽ tăng cường sử dụng hệ thống camera giám sát để phát hiện, xử lý vi phạm và giải quyết các sự cố giao thông. Các hành vi như vượt đèn đỏ, đi vào đường cấm, dừng đỗ sai quy định sẽ được ghi nhận và xử lý theo hình thức trực tiếp hoặc “phạt nguội”.
Việt Nam thúc đẩy xuất khẩu các sản phẩm hóa dược
sự kiện🞄Thứ sáu, 14/02/2025, 12:41
(CL&CS) - Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long vừa ký Quyết định 270/QĐ-TTg ngày 13/2/2025 phê duyệt “Chương trình phát triển công nghiệp hóa dược đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045" (Chương trình).
anh đứcLorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit. Quis cum, ut esse cupiditate autem. Dolor est dolorem sunt, sequi omnis corporis cumque ratione accusamus ex deserunt, molestiae consequuntur natus beatae.