Thứ hai, 14/11/2022, 14:23 PM

Thông qua Luật Dầu khí (sửa đổi)

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ Tư, sáng nay, 14.11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Dầu khí (sửa đổi) với 472 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 94,78% tổng số đại biểu Quốc hội.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên họp. Ảnh: Lâm Hiển
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên họp. Ảnh: Lâm Hiển

Theo Báo cáo tiếp thu, chỉnh lý và giải trình về dự thảo Luật Dầu khí (sửa đổi) do Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh trình bày, về chính sách của Nhà nước về dầu khí; nguyên tắc thực hiện điều tra cơ bản về dầu khí và hoạt động dầu khí (Điều 5 và Điều 6 dự thảo Luật), một số ý kiến đề nghị bổ sung chính sách về bảo vệ môi trường biển, ứng phó với biến đổi khí hậu trong các hoạt động điều tra cơ bản về dầu khí và hoạt động dầu khí; bổ sung quy định cụ thể về bảo vệ môi trường, an ninh quốc gia, an ninh năng lượng, phòng, chống sự cố dầu khí.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận thấy, nội dung bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng, chống sự cố dầu khí khi tiến hành điều tra cơ bản về dầu khí và hoạt động dầu khí đã được quy định tại Điều 6 là một trong những nguyên tắc căn bản trong thực hiện điều tra cơ bản về dầu khí và hoạt động dầu khí; chính sách về nội dung này thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường. Để khẳng định rõ hơn nội dung này, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, xin bổ sung tại khoản 3 Điều 6 nguyên tắc tuân thủ quy định của pháp luật Việt Nam về “ứng phó sự cố tràn dầu”. Đối với vấn đề “an ninh quốc gia” đã được quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 6, nội dung cụ thể thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan về bảo đảm quốc phòng, an ninh; vấn đề “an ninh năng lượng” đã được quy định tại khoản 1 Điều 5, nội dung cụ thể thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan về quy hoạch năng lượng.

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh phát biểu tại phiên họp. Ảnh: Lâm Hiển
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh phát biểu tại phiên họp. Ảnh: Lâm Hiển

Về hợp đồng dầu khí (Chương IV dự thảo Luật), Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế cho biết, có ý kiến đề nghị bổ sung tại Điều 27 quy định về cơ quan quyết định, cơ quan thẩm định thời hạn tạm dừng thực hiện một số quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng dầu khí trong trường hợp bất khả kháng, đối chiếu với Điều 156 Bộ luật Dân sự.

Tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, Điều 31 dự thảo Luật đã được chỉnh sửa theo hướng quy định 2 khoản riêng (khoản 6 và khoản 7) về trách nhiệm của các chủ thể có liên quan đối việc quyết định thời gian tạm dừng thực hiện một số quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng dầu khí trong 2 trường hợp: bất khả kháng và vì lý do quốc phòng an ninh, bảo đảm phù hợp, chặt chẽ. Cụ thể, trong trường hợp bất khả kháng, các bên tham gia hợp đồng dầu khí thỏa thuận phương thức tạm dừng thực hiện một số quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng dầu khí, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam báo cáo Bộ Công Thương quyết định. Trong trường hợp vì lý do quốc phòng, an ninh, thời gian tạm dừng thực hiện một số quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng dầu khí do Thủ tướng Chính phủ quyết định theo đề nghị của cơ quan có thẩm quyền.

Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Hòa Bình bấm nút biểu quyết. Ảnh: Lâm Hiển
Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Hòa Bình bấm nút biểu quyết. Ảnh: Lâm Hiển

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế nêu rõ, có ý kiến đề nghị tách khoản 2 Điều 39 thành một điều riêng; tên Điều 39 chưa thể hiện đầy đủ nội dung quy định bao gồm cả nội dung tiếp nhận quyền lợi tham gia trong trường hợp nhà thầu quyết định rút khỏi hợp đồng dầu khí vì lý do đặc biệt.

Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Dầu khí (sửa đổi). Ảnh: Lâm Hiển
Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Dầu khí (sửa đổi). Ảnh: Lâm Hiển

Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận thấy, Điều 39 dự thảo Luật quy định chung về các trường hợp nhà thầu rút khỏi hợp đồng dầu khí đã ký kết, vì vậy, xin tiếp thu ý kiến ĐBQH theo hướng giữ quy định khoản 2 tại Điều 39 và sửa tên Điều như sau: “Thực hiện quyền tham gia, quyền ưu tiên mua trước quyền lợi tham gia, tiếp nhận quyền lợi tham gia trong hợp đồng dầu khí”. Đây không phải là trường hợp phổ quát và cần được xem xét thận trọng, kỹ lưỡng theo cơ chế riêng; vì vậy, dự thảo Luật giao Chính phủ quy định về hồ sơ, trình tự, thủ tục trình, thẩm định, phê duyệt và cơ chế quản lý, theo dõi, sử dụng, xử lý tài chính đối với tài sản và tiếp nhận quyền lợi tham gia từ nhà thầu, bảo đảm tính linh hoạt trong quá trình thực hiện.

Thụy Vũ

Bình luận

Nổi bật

Xả thải vượt quy chuẩn, Công ty Paishing Việt Nam bị phạt 294 triệu đồng

Xả thải vượt quy chuẩn, Công ty Paishing Việt Nam bị phạt 294 triệu đồng

sự kiện🞄Thứ ba, 07/05/2024, 12:09

(CL&CS) - Công ty CP Paishing Việt Nam bị phạt 294 triệu đồng vì xả nước thải có 3 thông số vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải cho phép.

Cần có chế tài xử phạt mạnh tay với các lỗi vi phạm an toàn vệ sinh lao động

Cần có chế tài xử phạt mạnh tay với các lỗi vi phạm an toàn vệ sinh lao động

sự kiện🞄Thứ năm, 02/05/2024, 14:27

(CL&CS) - Vừa qua, tại Đồng Nai đã xảy ra vụ nổ lò hơi thương tâm ở Công ty TNHH Sản xuất và thương mại gỗ Bình Minh (ấp Vàm, xã Thiện Tân, huyện Vĩnh Cửu) làm 6 người chết, 5 người bị thương. Vụ tai nạn xảy ra một lần nữa cho thấy vấn đề bảo đảm an toàn lao động và phòng chống cháy nổ trong doanh nghiệp rất đáng báo động.

Đề nghị xây dựng Luật Năng lượng nguyên tử (sửa đổi)

Đề nghị xây dựng Luật Năng lượng nguyên tử (sửa đổi)

sự kiện🞄Thứ tư, 17/04/2024, 15:29

(CL&CS) - Bộ Khoa học và Công nghệ đang đề nghị xây dựng Luật Năng lượng nguyên tử (sửa đổi) nhằm hoàn thiện cơ sở pháp lý phục vụ mục tiêu phát triển các ứng dụng năng lượng nguyên tử đóng góp nhiều hơn nữa cho phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường, củng cố an ninh quốc gia trong tình hình mới.